backup og meta

Vết khâu tầng sinh môn bị sưng đau: Làm sao để vết thương nhanh lành?

Vết khâu tầng sinh môn bị sưng đau: Làm sao để vết thương nhanh lành?

Tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị sưng đau trong khoảng 1 tuần sau sinh là bình thường vì đây là thời gian vết thương lành da. Thế nhưng, nếu cơn đau đi kèm một số tình trạng như sốt hay có mủ thì có thể vết khâu đã nhiễm trùng rồi đấy.

Vết khâu tầng sinh môn có thể khiến bạn đau, ngứa ngáy và khó chịu trong vài ngày đầu sau sinh nhưng đây chỉ là quá trình lành vết thương bình thường. Tuy nhiên, tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị sưng đau, có mủ và có mùi có thể là dấu hiệu nhiễm trùng cần được thăm khám gấp.

Vết khâu tầng sinh môn là gì?

Cắt tầng sinh môn là thủ thuật rạch một đường ngắn ở vùng giữa âm đạo và hậu môn trong quá trình sinh để bé có thể ra ngoài dễ hơn. Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật này khi âm đạo của mẹ không mở đủ rộng để sinh em bé. Sau khi sinh, bác sĩ sẽ khâu lại vết rạch tầng sinh môn. Bác sĩ thường sẽ dùng chỉ khâu tự tan để khâu vết thương này. Mẹ sẽ không cần quay lại bệnh viện để tháo chỉ mà chỉ sẽ tự tiêu sau một đến hai tuần.

Vết rạch tầng sinh môn tuy chỉ dài khoảng 2 – 4 cm và nằm ở phần thịt mềm nhưng lại khá khó lành vì ở vùng kín, ẩm ướt. Thông thường, bạn sẽ cần khoảng từ 2 – 3 tuần để vết thương này  lành. Trong khoảng thời gian này, tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị sưng đau có thể xuất hiện và khiến bạn khó chịu, lo lắng.

Vết khâu tầng sinh môn bị sưng đau có đáng lo?

Vết khâu tầng sinh môn bị sưng đau

Trong khoảng 5 – 7 ngày sau sinh, vết rạch khâu tầng sinh môn bị sưng đau là hiện tượng bình thường vì đây là quá trình liền da của vết thương. Bên cạnh tình trạng sưng đau, bạn cũng có thể thấy vết thương bị ngứa. Khi này, bạn không nên quá lo lắng nếu:

  • Bạn vệ sinh vùng kín đúng cách, sạch sẽ. 
  • Bạn không có triệu chứng sốt 
  • Vết khâu không bị rỉ máu

Tuy tình trạng sưng đau là không quá đáng lo nhưng vết khâu tầng sinh môn vẫn có nguy cơ nhiễm trùng như các vết thương khác trên cơ thể. Vậy nên, bạn vẫn cần chú ý tới các triệu chứng bất thường để đi khám kịp thời. Một số triệu chứng cho thấy bạn cần đi khám là:

  • Sốt trên 37 độ C
  • Vết may tầng sinh môn bị sưng, kèm ra dịch có mùi hoặc có màu hơi xanh
  • Vết khâu bị đỏ và sưng
  • Đau tầng sinh môn sau sinh dữ dội
  • Vết khâu có thể mủ bên trong hoặc xung quanh

Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn

Trong quá trình vết khâu tầng sinh môn lành, có rất nhiều cách bạn có thể áp dụng để giảm sưng đau và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bạn có thể tham khảo một số cách như sau

  • Tránh dùng tampon trong 6 tuần đầu sau khi sinh.
  • Chườm lạnh vết khâu để giảm đau và sưng. Bạn có thể chuẩn bị bồn nước lạnh rồi ngồi vào, sau đó lau khô vết khâu bằng khăn sạch.
  • Tắm hay ngâm mình trong nước ấm có thể giảm nhẹ tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị sưng đau. Tuy nhiên, bạn cần đợi ít nhất 24 giờ sau sinh mới nên ngâm mình trong nước ấm.
  • Thay băng vệ sinh mỗi 2 đến 4 giờ.
  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn để bớt khó chịu. Tuy nhiên, không phải loại thuốc giảm đau nào cũng phù hợp với phụ nữ vừa sinh và đang cho con bú nên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống.
  • Uống nhiều nước và bổ sung chất xơ để ngăn ngừa táo bón sau sinh. Nếu bạn gặp tình trạng này, hãy nhờ bác sĩ tư vấn một số loại thuốc nhuận tràng để giảm bớt khó chịu.
  • Sử dụng chất khử trùng diệt khuẩn tay trước khi làm sạch vùng kín để tránh vi trùng trên tay lây lan tới vết khâu gây nhiễm trùng. 
  • Sử dụng khăn lau cho em bé mềm mại thay cho giấy vệ sinh để giảm kích ứng vết thương do ma sát. Khi vệ sinh, bạn hãy thấm nhẹ từ trước ra sau.
  • Tập các bài tập sàn khung chậu nếu có thể để giúp máu dễ lưu thông và vết khâu nhanh lành.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi. Bạn có thể tranh thủ những lúc bé ngủ để chợp mắt nghỉ ngơi.

Vết khâu tầng sinh môn bị sưng đau thường cũng là một dấu hiệu vết khâu tầng sinh môn đang lành nên mẹ không cần quá lo lắng. Bạn cũng có rất nhiều cách để giảm đau và giúp vết thương mau lành hơn như chườm lạnh, uống thuốc giảm đau hay tập thể dục nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng đau kéo dài kèm theo các dấu hiệu như sốt cao hay vết thương có mủ thì rất có thể bạn đã nhiễm trùng và cần thăm khám gấp đấy.

Có thể bạn quan tâm: Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? Mẹo thúc đẩy sự chữa lành

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Episiotomy and perineal tears https://www.nhs.uk/pregnancy/labour-and-birth/what-happens/episiotomy-and-perineal-tears/ Ngày truy cập 18/7/2021

Episiotomy https://www.rcog.org.uk/en/patients/tears/episiotomy/  Ngày truy cập 18/7/2021

Episiotomy care and recovery https://www.nct.org.uk/labour-birth/you-after-birth/episiotomy-care-and-recovery  Ngày truy cập 18/7/2021

Episiotomy: When it’s needed, when it’s not https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/episiotomy/art-20047282  Ngày truy cập 18/7/2021

How to Care for Your Episiotomy Stitches

https://www.verywellfamily.com/when-will-my-episiotomy-stitches-dissolve-2758693 Ngày truy cập 18/7/2021

Phiên bản hiện tại

31/08/2022

Tác giả: Như Vũ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Tầng sinh môn là gì? Tại sao nên hạn chế cắt tầng sinh môn?

Mẹ đã biết lợi ích khi massage tầng sinh môn và cách thực hiện an toàn?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 31/08/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo