backup og meta

7 dấu hiệu của chứng rối loạn tâm lý sau sinh không phải ai cũng biết

7 dấu hiệu của chứng rối loạn tâm lý sau sinh không phải ai cũng biết

Rối loạn tâm lý sau sinh (PTSD) là một bệnh lý thường gặp ở rất nhiều phụ nữ lần đầu làm mẹ. Đây là một bệnh lý khá phổ biến với các triệu chứng dễ nhầm lẫn với trầm cảm sau sinh. 

Nếu bạn hay hồi tưởng lại những khoảnh khắc kinh hoàng trong phòng sinh, không muốn nhắc về việc đau đớn đó và thường xuyên xuất hiện tình trạng lo lắng, đây chính là những dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc phải bệnh rối loạn tâm lý sau sinh (PTSD). Đây là một căn bệnh hoàn toàn khác với trầm cảm sau sinh.

Có thể bạn chưa từng được nghe nói về rối loạn tâm lý sau sinh (PTSD) vì trầm cảm sau sinh thường được biết đến rộng rãi hơn. Tuy nhiên, rối loạn tâm lý sau sinh (PTSD) cũng là một căn bệnh quan trọng mà chúng ta cần tìm hiểu.

1. Cảm giác tiêu cực khi sinh con

Điều này thường đúng với những người bắt đầu làm mẹ vì khi ấy, họ chưa chuẩn bị tâm lý để biết cảm giác sinh con sẽ như thế nào và cơ thể sản sinh ra cảm giác tiêu cực hơn bình thường.

Sinh con vô cùng đau đớn nhưng bạn không nên để cảm giác tiêu cực tồn tại. Việc sinh con đau và cảm giác tiêu cực là 2 việc khiến cảm xúc của những bà mẹ trẻ có con trở nên xấu đi.

2. Nỗi lo âu

Ắt hẳn trong chúng ta, ai cũng đã từng ít nhất một lần gặp chuyện cần lo lắng ở thời điểm nhất định nào đó trong cuộc đời. Ví dụ đơn giản như việc đưa một em bé mới sinh về nhà khiến bạn lo lắng cũng là một điều dễ hiểu.

Nỗi lo âu sẽ càng trở nên đáng sợ hơn khi bạn đang mắc hội chứng rối loạn tâm lý sau sinh. Điều này sẽ khiến bạn âm thầm đau khổ liên tục mà không cách nào giải quyết được gốc rễ của vấn đề.

3. Có vẻ như bạn đã trở lại bình thường

Sau khi nghỉ thai sản, bạn lại phải trở lại với công việc thường ngày. Từ bên ngoài nhìn vào, dường như bạn không có thay đổi gì về cuộc sống mà vẫn là một người xuất sắc trong công việc.

Phụ nữ mắc phải bệnh rối loạn tâm lý sau sinh thường khôi phục lại cuộc sống của họ như thường ngày. Tuy nhiên, trong thâm tâm, họ luôn tự hỏi tại sao mọi việc của mình dường như lại trở nên khó khăn hơn so với những người xung quanh. Có những ngày họ cảm thấy vô cùng bình thường, nhưng lại có lúc họ cảm thấy kiệt sức với những ký ức tràn ngập về những ngày sinh nở.

4. Bạn vẫn có thể gắn kết với con

Một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất về rối loạn tâm lý sau sinh (PTSD) là những bà mẹ thường gặp rắc rối với con của mình. Trên thực tế, người mẹ gặp khó khăn trong việc liên kết với con là hoàn toàn không đúng.

Nhiều bà mẹ mắc chứng rối loạn tâm lý sau sinh (PTSD) thường không có bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào đối với con cái của họ. Hơn thế nữa, họ còn cảm thấy được một mối liên kết rất mạnh mẽ.

5. Bạn tránh đề cập về chuyện sinh nở

Những suy nghĩ về chuyện sinh nở có thể gây cho bạn nhiều lo lắng và ác mộng. Chính vì thế, bạn sẽ có xu hướng né tránh khi nói về thai kỳ hoặc các sự kiện liên quan gợi nên những cảm giác tiêu cực về chuyện sinh nở. Đi kèm với nỗi lo lắng đó, bạn sẽ xuất hiện một số triệu chứng bị hụt hơi, đau thắt ngực hoặc khó ngủ.

Nhiều phụ nữ thích nói về sự ra đời của em bé vì đó là một điều vui vẻ. Ngoài ra, sinh con sản sinh chất oxytocin trong cơ thể, giúp mang lại cảm giác hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu câu chuyên sinh nở chỉ đem đến nỗi sợ hãi và sự lo lắng thì đó là một điều đáng báo động.

6. Tiếng khóc của bé không phải là điều duy nhất khiến bạn thức dậy ban đêm

Bạn có thể nghĩ rằng hầu hết các bà mẹ trẻ đều bị mất ngủ. Tuy nhiên, rối loạn sau sinh thường biểu hiện thông qua cơn ác mộng hoặc kích thích không ngừng nghỉ ngăn cản các bà mẹ đi vào giấc ngủ. Bạn nên phân biệt rõ ràng giữa thiếu ngủ để chăm sóc con yêu với việc thiếu ngủ từ những cơn ác mộng hoặc khó chịu.

7. Hồi tưởng lại quá khứ khiến bạn có cảm giác rất thật

Khi bị rối loạn sau sinh, bạn có thể dễ dàng hồi tưởng lại những cảnh tượng không mong muốn. Đó có thể là lúc bạn bắt đầu mất ý thức trên bàn sinh và nghe bác sĩ nói rằng mình đã mất quá nhiều máu. Hồi ức này đã diễn ra trong đầu bạn nhiều lần. Mỗi lần như vậy, một nỗi sợ hãi và hoảng sợ bao trùm lấy bạn, nhịp tim tăng nhanh và cơ thể sẽ bắt đầu đổ mồ hôi.

Cách giải quyết

Nếu như bạn có một lần sinh đẻ khó khăn mà khi nhớ lại vẫn cảm thấy bất lực hoặc sợ hãi thì nên tìm kiếm sự trợ giúp sớm nhất có thể trước khi tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.

Bạn hãy tìm một người đáng tin cậy để chia sẻ về những lo lắng của mình. Chuyện sinh nở cho dù khó khăn hay hoàn hảo cũng thường dẫn đến những thay đổi lớn trong cuộc sống. Phần lớn phụ nữ đều vượt qua giai đoạn này bằng cách tâm sự về nó.

Nếu không thể hoặc không muốn nói, hãy thử viết ra. Viết những gì đã xảy ra theo trình tự thời gian và cảm xúc mà bạn đã trải qua. Hãy viết ra những điều bạn đang cảm thấy may mắn và viết ra những điều bạn hy vọng không bao giờ xảy ra nữa.

Nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc quá tải khi viết ra, hãy hít thở sâu. Hãy dành thời gian để cảm xúc của bạn lắng đi trong vài giờ hoặc vài ngày sau đó cho đến khi bạn có thể đối mặt với nó một lần nữa.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp các kỹ thuật thư giãn hoặc tập yoga.Hãy chú ý đến những gì xảy ra ở hiện tại chứ đừng hồi tưởng quá nhiều về quá khứ, điều đó sẽ giúp quá trình trị liệu được tốt hơn.

Khi có những triệu chứng trên, nhiều khả năng bạn đã mắc phải chứng rối loạn tâm lý sau sinh (PTSD). Đây không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm, nhưng để lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị căn bệnh này nhé!

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

7 Hidden Truths About Postpartum PTSD I Want Everyone to Know http://www.healthline.com/health/postpartum-ptsd-truths#1 Ngày truy cập 11/07/2017

Postpartum Post-Traumatic Stress Disorder http://www.postpartum.net/learn-more/postpartum-post-traumatic-stress-disorder/ Ngày truy cập 11/07/2017

Phiên bản hiện tại

26/06/2023

Tác giả: Bich Ngan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Minh Châu Văn


Bài viết liên quan

Cẩm nang chọn thực phẩm dành cho bà bầu trong từng giai đoạn

Cẩm nang chăm sóc vết mổ sau sinh A - Z tránh nhiễm trùng, ngừa sẹo, nhanh hồi phục


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 26/06/2023

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo