backup og meta

Ăn gì để phòng băng huyết sau sinh? Lời khuyên hữu ích dành cho mẹ

Ăn gì để phòng băng huyết sau sinh? Lời khuyên hữu ích dành cho mẹ

Băng huyết sau sinh là một trong các biến chứng hậu sản  rất nguy hiểm và cần được chú ý để điều dưỡng tốt cho mẹ bầu. Vậy ăn gì để phòng băng huyết sau sinh? Nếu các mẹ bầu đang có thắc mắc này thì hãy tìm hiểu ngay cùng Hello Bacsi qua bài viết sau đây nhé!

Hiện tượng băng huyết sau sinh được xem là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở sản phụ. Theo thống kê của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, mỗi năm có đến 140.000 thai phụ tử vong vì băng huyết sau sinh. Trong khi đó, theo ghi nhận tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong do băng huyết sau sinh chiếm 3-8% ca sinh, riêng tại Bệnh viện Bạch Mai, con số này chiếm khoảng 1% trên tổng số hơn 7.000 ca sinh mỗi năm. Do đó, để phòng tránh tốt biến chứng này, mẹ bầu cần có một chế độ ăn uống sinh hoạt và chăm sóc thai kỳ đúng đắn. 

Tìm hiểu chung về băng huyết sau sinh là gì?

Trước khi đưa ra lời giải đáp cho băn khoăn ăn gì để phòng băng huyết sau sinh, bạn cần tìm hiểu sơ qua về biến chứng nguy hiểm này. Băng huyết sau sinh là hiện tượng mất trên 500ml máu qua đường âm đạo hay đến 1000ml đối với trường hợp mổ bắt con. Hiện tượng mất máu này có thể diễn ra liên tục trong 24 giờ sau sinh. Máu chảy ra có màu đỏ tươi và ồ ạt. Đồng thời là xuất hiện tình trạng mạch đập nhanh và tụt huyết áp, tay chân lạnh và da xanh xao. Một số nguyên nhân gây nên hiện tượng băng huyết sau sinh, bao gồm: 

  • Đờ tử cung
  • Sự bất thường của bánh nhau 
  • Tử cung bị vỡ hay rách
  • Rối loạn đông máu. 

Ăn gì để phòng băng huyết sau sinh?

ăn gì để phòng băng huyết sau sinh

Xử trí băng huyết sau sinh có thể khó khăn và tỷ lệ thành công không cao. Do đó, chủ động phòng ngừa băng huyết qua việc thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng và vận động hợp lý trong khi mang thai là rất quan trọng. Dưới đây là lời giải đáp thích hợp cho thắc mắc ăn gì để phòng băng huyết sau sinh dành cho các mẹ bầu nhằm nâng cao sức khỏe, hạn chế nguy cơ mất máu sau sinh, bao gồm:

1. Cách phòng tránh băng huyết sau sinh – Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt

Sắt và axit folic là những chất dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai, thứ ba. Bạn cần phải bổ sung chúng đầy đủ qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày bằng một số loại thực phẩm như: 

  • Rau màu xanh lá đậm
  • Trái cây sấy khô, đặc biệt là mơ khô, mận và nho khô
  • Trứng
  • Khoai tây
  • Các loại đậu như đậu lăng, đậu Hà Lan
  • Thịt đặc biệt là thịt đỏ
  • Cá ngừ
  • Hàu
  • Đậu hũ
  • Các loại ngũ cốc đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt…

2. Vitamin C tăng hấp thu sắt

Theo một vài nghiên cứu mới nhất thì WHO không khuyến nghị phụ nữ mang thai bổ sung vitamin C trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, việc đảm bảo cung cấp đủ vitamin C là cần thiết cho cả mẹ và bé. Trong đó, việc bổ sung vitamin C một cách thông minh giúp các mẹ bầu hấp thu sắt tốt hơn và phòng ngừa các biến chứng như băng huyết sau sinh. Một số thực phẩm nên phối hợp để tăng hấp thu sắt cho mẹ bầu: 

  • Ớt chuông đỏ, xanh 
  • Nước cam 
  • Kiwi 
  • Dâu tây 
  • Bưởi
  • Bông cải xanh…

Một đĩa ớt chuông xào thịt bò là câu trả lời hoàn hảo cho thắc mắc ăn gì để phòng băng huyết sau sinh. 

3. Cân bằng chế độ dinh dưỡng trong ăn gì để phòng băng huyết sau sinh 

ăn gì để phòng băng huyết sau sinh

Một nguyên tắc điều dưỡng sau sinh các mẹ bầu cần lưu ý là cân bằng dinh dưỡng, chẳng hạn như: 

  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả và các loại ngũ cốc nguyên hạt, đặc biệt là có thể giúp tránh táo bón trong chế độ ăn bổ sung sắt, axit folic và vitamin C. 
  • Uống nhiều nước hơn: Đây là điều cần thiết với tất cả mọi người kể cả phụ nữ mang thai. 
  • Kết hợp tập thể dục thường xuyên. Không cần thực hành các bài tập luyện phức tạp, mẹ bầu chỉ cần tăng cường vận động nhẹ mỗi ngày, tránh nghỉ ngơi quá nhiều. Đi bộ mỗi ngày 5-10 phút được khuyến khích để nâng cao sức khỏe tổng thể cho phụ nữ mang thai. 

Ngoài ra, theo lời khuyên của các bác sĩ sản phụ khoa, để quản lý tốt băng huyết sau sinh, sản phụ cũng cần chú ý các điều sau: 

  • Quản lý thai kỳ tốt
  • Phát hiện các hiện tượng bất thường trong thai kỳ và xử lý kịp thời
  • Cần được đỡ đẻ đúng kỹ thuật, không để thời gian chuyển dạ kéo dài quá lâu
  • Chăm sóc và điều dưỡng hậu sản trong điều kiện tốt, tránh các tác động về tâm lý như stress, trầm cảm…

Hy vọng thông tin ăn gì để phòng băng huyết sau sinh được Hello Bacsi mang đến trong bài viết trên đây, có thể đóng góp vào hành trang đồng hành cùng các chị em cho một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Postpartum Hemorrhage: Prevention and Treatment – American Family Physician

https://www.aafp.org/afp/2017/0401/p442.html

Ngày truy cập: 26/10/2021

2. Management of post-partum haemorrhage

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21069897/

Ngày truy cập: 26/10/2021

3. WHO recommendations for the prevention and treatment of postpartum haemorrhage

https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/75411/9789241548502_eng.pdf

Ngày truy cập: 26/10/2021

4. Iron-Rich Foods You Should Be Eating During Pregnancy

https://www.verywellfamily.com/iron-rich-foods-to-battle-anemia-in-pregnancy-2757517

Ngày truy cập: 26/10/2021

5. Vitamin C During Pregnancy: How Much Do You Need & Should You Take Supplements?

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/diet/vitamin-c-pregnancy/

Ngày truy cập: 26/10/2021

6. Băng huyết sau sinh là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở sản phụ http://bachmai.gov.vn/tin-tuc-va-su-kien/bai-viet-chuyen-mon-menuleft-33/6709-bang-huyet-sau-sinh-la-nguyen-nhan-hang-dau-gay-tu-vong-o-san-phu.html Ngày truy cập: 26/10/2021

Phiên bản hiện tại

06/03/2023

Tác giả: Vi Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Bà bầu nên uống vitamin tổng hợp vào lúc nào là tốt cho thai kỳ?

Cách bổ sung sắt cho bà bầu để có thai kỳ khỏe mạnh


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 06/03/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo