backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Xông vùng kín sau sinh: Điều cần biết và lưu ý nên tránh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên · Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 12/03/2024

    Xông vùng kín sau sinh: Điều cần biết và lưu ý nên tránh

    Sau khi trải qua quá trình sinh nở gian nan, cơ thể người phụ nữ, đặc biệt là vùng kín, cần có thời gian để phục hồi. Có rất nhiều phương pháp truyền thống được áp dụng nhằm chăm sóc “vùng tam giác mật” trong giai đoạn này để kích thích lành thương, giảm ngứa ngáy, khử mùi hôi hoặc thậm chí se khít, chẳng hạn như xông hơi vùng kín.

    Vậy cần xông vùng kín sau sinh thế nào sao cho hiệu quả lẫn an toàn. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu chi tiết qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây nhé!

    Xông hơi vùng kín sau sinh là gì?

    Xông hơi vùng kín sau sinh là phương pháp sử dụng hơi nóng từ nước đun sôi các loại thảo mộc hoặc chỉ với nước nóng, hơi bốc lên từ than để tác động vào “vùng tam giác mật”. Từ lâu, biện pháp này được xem như một cách để detox khu vực nhạy cảm, đem đến cảm giác dễ chịu lẫn tạo điều kiện cho vùng kín trở lại trạng thái bình thường như trước khi mang thai và sinh nở. Bạn có thể thực hiện xông hơi tại nhà hoặc tìm đến các cơ sở spa uy tín có cung cấp dịch vụ này.  

    Xông hơi vùng kín sau sinh: 3 lợi ích mà mẹ sau sinh có thể nhận được  

    lợi ích xông vùng kín sau sinh

    Những tác dụng mà biện pháp xông hơi vùng kín sau sinh có thể mang đến cho phụ nữ trong thời gian ở cữ bao gồm:

    1. Diệt khuẩn âm đạo

    Trải qua giai đoạn vượt cạn, tử cung của phụ nữ sẽ tiến hành đẩy sản dịch ra ngoài cơ thể. Âm đạo và tử cung lúc này rất dễ bị tổn thương do vi khuẩn sẽ được tạo điều kiện để sinh trưởng trong môi trường ẩm ướt, từ đó dễ dàng gây ngứa ngáy, viêm nhiễm. Nếu không kịp thời có biện pháp hỗ trợ, vi khuẩn có thể xâm nhập lẫn gây viêm nhiễm nặng hơn cho buồng trứng và tử cung. 

    Vì vậy, theo kinh nghiệm dân gia, việc xông hơi bằng thảo dược tự nhiên sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch âm đạo để hạn chế những tình trạng trên xảy ra, đồng thời khử mùi hôi

    2. Se khít “cô bé” sau sinh 

    Hơi nóng bốc lên trong quá trình xông hoặc hơ than vùng kín không những đem đến cảm giác dễ chịu mà còn giúp tăng cường lưu thông máu, kích thích sản sinh collagen, giúp cơ âm đạo co bóp và se khít dần sau khi sinh. 

    3. Giúp làm giảm stress và giảm mệt mỏi

    Giai đoạn hậu sản, sức khỏe người phụ nữ yếu đi rất nhiều, xông hơi sẽ giúp kích thích thần kinh, tạo cảm giác dễ chịu hơn từ đó giúp sớm hồi phục lại sau sinh. Biện pháp này còn giúp giảm đau đầu, bệnh trĩ, tăng năng lượng, thúc đẩy sự hồi phục sau khi sinh con, giảm các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, chuột rút, kiệt sức và xuất huyết. 

    Bạn có thể quan tâm:

    Mách mẹ các loại lá xông vùng kín sau sinh 

    các loại lá xông vùng kín sau sinh

    Tại Việt Nam, với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, có rất nhiều loại lá cây hoặc thảo dược mà mẹ bầu có thể dễ dàng tìm được để dùng vào việc xông vùng kín sau sinh. Các loại lá mà bạn có thể dùng như: 

    • Lá trầu không: Có tính sát khuẩn cao, giúp làm sạch, khử mùi hôi và ngăn ngừa viêm nhiễm.
    • Lá bưởi: Se khít âm đạo, giảm sưng tấy và làm mờ các vết rạn da.
    • Lá tía tô: Loại lá này có tính ấm, giúp hoạt huyết, chống viêm và sát trùng.
    • Lá kinh giới: Giúp giảm ngứa, sát trùng và khử mùi hôi.
    • Lá ổi: Có tác dụng làm se khít, giúp âm đạo co hồi sau sinh.
    • Lá ngải cứu: Giảm đau, chống viêm và hỗ trợ phục hồi vết thương.

    Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các loại thảo dược khác như cỏ mần trầu, hoa hòe, củ sả, muối hột, củ nghệ… để tcó được một nồi nước xông ưng ý.

    Bên cạnh đó, cách xông hơi vùng kín rất dễ thực hiện, bạn có thể tham khảo và làm theo gợi ý dưới đây:

    Chuẩn bị:

  • 1 nồi nước lớn
  • Ghế xông hoặc chậu xông
  • 1 chiếc khăn tắm to
  • Các loại lá hoặc thảo dược đã chuẩn bị. 
  • Cách thực hiện:

    • Bước 1: Cho lá hoặc thảo dược vào nồi nước, đun sôi.
    • Bước 2: Tắt bếp, để nồi nước nguội bớt đến nhiệt độ vừa phải (khoảng 40-50 độ C).
    • Bước 3: Đặt nồi nước dưới ghế rồi ngồi lên sao cho hơi nước bốc lên tỏa vào vùng kín. Nếu bạn dùng chậu xông, có thể cho nước thảo dược vào chậu rồi đặt lên bệ bồn cầu, cuối cùng mới ngồi lên.
    • Bước 4: Dùng khăn tắm to quấn quanh người lẫn khu vực thân dưới để giữ hơi nóng.
    • Bước 5: Xông hơi trong khoảng 15-20 phút.
    • Bước 6: Sau khi xông hơi, dùng khăn mềm lau khô vùng kín.

    Xông hơi vùng kín sau sinh: Các mẹ bỉm cần lưu ý điều gì? 

    lưu ý khi xông vùng kín sau sinh

    Xông hơi vùng kín sau sinh là phương pháp an toàn và hiệu quả giúp mẹ sau sinh cải thiện sức khỏe và vệ sinh vùng kín. Tuy nhiên, cần lưu ý thực hiện đúng cách, không xông hơi khi vết thương hở (vết rạch tầng sinh môn, vết sinh mổ…) vẫn chưa lành lại nhằm hạn chế các tình huống xấu có thể xảy ra. Mẹ bỉm sữa cũng chỉ nên xông hơi sau khi tắm rửa sạch sẽ để cảm thấy thoải mái, dễ chịu và đừng xông quá nóng và quá lâu bởi có thể gây bỏng, mệt mỏi.  

    Xoay quanh việc xông hơi vùng kín sau sinh, nhiều mẹ bỉm cũng có một số câu hỏi cần được giải đáp, chẳng hạn như:

    1. Sau sinh bao lâu thì xông vùng kín được?

    Thời điểm thích hợp để xông vùng kín sau sinh phụ thuộc vào phương pháp sinh nở:

    • Sinh thường: Sau khoảng 3 ngày.
    • Sinh mổ: Sau khoảng 7 ngày, khi vết mổ đã khô và lành hẳn.

    2. Xông vùng kín sau sinh bao nhiêu lần thì được?

    • Nên xông hơi 2-3 lần/tuần, mỗi lần xông hơi trong khoảng 15-20 phút.
    • Có thể duy trì xông hơi trong thời gian 1-2 tháng sau sinh.

    Mong rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn biết được các lợi ích mà biện pháp xông vùng kín mang đến cũng như các lưu ý đi kèm nhằm giữ cho “vùng tam giác mật” luôn được thoải mái, dễ chịu. Đừng quên truy cập Hello Bacsi thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích về chủ đề chăm sóc sức khỏe sau sinh nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Văn Thu Uyên

    Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 12/03/2024

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo