backup og meta

Cẩm nang chăm sóc vết mổ sau sinh A - Z tránh nhiễm trùng, ngừa sẹo, nhanh hồi phục

Cẩm nang chăm sóc vết mổ sau sinh A - Z tránh nhiễm trùng, ngừa sẹo, nhanh hồi phục

Theo dõi, chăm sóc vết mổ sau sinh cẩn thận sẽ giúp các mẹ phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ, hạn chế nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đồng thời, việc giảm đau hiệu quả sau khi sinh mổ cũng giúp mẹ cho bú và chăm sóc bé dễ dàng hơn.

Các mẹ sau khi sinh mổ thường cần mất một khoảng thời gian để phục hồi lại bình thường. Lớp da bên ngoài xung quanh vết mổ sau sinh sẽ liền lại sau khoảng 2 ngày nhưng quá trình đề các cơ và mô bên trong, bên dưới vết mổ lành hẳn cần tốn đến đến vài tháng [1].

Chăm sóc vết mổ sau sinh đúng cách không chỉ giúp mẹ nhanh hồi phục mà còn mang đến nhiều lợi ích cho bé

Mẹ sinh mổ thường sẽ cần nằm viện từ 2 – 4 ngày và quá trình phục hồi cũng sẽ lâu hơn so với sinh thường [2]. Trong quá trình chăm sóc sau sinh, một trong những vấn đề mẹ sinh mổ cần đặc biệt lưu tâm đó là chăm sóc vết mổ. Bởi, nếu chăm sóc không đúng cách, mẹ sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiễm trùng. Theo thống kê, tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ sau sinh dao động từ 3 – 15%. Tình trạng này không chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh ở mẹ mà còn có thể gây cản trở quá trình phục hồi cũng như ảnh hưởng đến thời gian chăm sóc bé [3].

Không dừng lại ở đó, việc chăm sóc vết mổ không đúng cách còn khiến vết thương lâu lành, gây nhiều đau đớn cho mẹ và khiến mẹ khó cho con bú. Bởi, cảm giác đau sẽ làm cản trở quá trình giải phóng oxytocin – một hormone giúp sữa tiết ra đủ đáp ứng nhu cầu của bé [4]. Ngoài ra, cơn đau từ vết mổ còn khiến mẹ mệt mỏi, khó chịu và gặp khó khăn trong việc ôm con cho bú [5].

Sinh mổ có thể khiến mẹ gặp nhiều “trở ngại” trong việc cho con bú. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng quá lo, điều quan trọng là cần chú ý chăm sóc bản thân, giữ tinh thần thoải mái. Đồng thời, cần kiên trì trong việc cho bé bú mẹ. Bởi với trẻ sơ sinh, nhất là bé sinh mổ, sữa mẹ có vai trò rất quan trọng.

Nếu so với bé sinh thường, bé sinh mổ sẽ có nguy cơ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã nhận thấy, trẻ được sinh mổ có nguy cơ mắc phải một số bệnh lý cao hơn, bao gồm các bệnh liên quan đến miễn dịch, nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới [6],[7],[8]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bé sinh mổ có nguy cơ nhiễm trùng hô hấp cao gấp 1,3 lần so với bé sinh thường [9].

Bên cạnh đó, do không được tiếp xúc trực tiếp với hệ vi khuẩn đường ruột và âm đạo của mẹ trong quá trình sinh nên hệ vi đường ruột của trẻ sinh mổ dễ bị xáo trộn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, hệ vi sinh đường ruột ở trẻ sinh mổ có tỷ lệ hại khuẩn cao hơn 80% so với trẻ sinh thường [10]. Trong khi vi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển hệ miễn dịch sau sinh nên nếu hệ vi sinh này khác nhau do phương thức sinh nở thì hệ miễn dịch của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng [11].

Chính vì có nhiều nguy cơ về sức khỏe nên bé sinh mổ rất cần sữa mẹ. Bởi, sữa mẹ không chỉ chứa đầy đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của bé mà còn có hàng nghìn phân tử có hoạt tính sinh học riêng biệt giúp chống lại nhiễm trùng, viêm, góp phần xây dựng hệ miễn dịch, phát triển các cơ quan và hình thành hệ vi sinh vật khỏe mạnh cho bé sinh mổ [12]. Các thành phần đặc trưng trong sữa mẹ gồm:

  • HMO: là đại dưỡng chất chiếm tỷ lệ thứ 3 trong thành phần sữa mẹ. HMO chiếm khoảng 20% tổng lượng carbohydrate với hàm lượng khoảng 12 – 14g/L. HMO đóng vai trò như prebiotic, góp phần quan trọng trong sự phát triển của hệ vi sinh vật đường ở giai đoạn đầu sau sinh [13]. Nhiều nghiên cứu cho thấy HMO giúp giảm thời gian bị tiêu chảy và tác động tích cực đến sự phát triển của nhóm vi khuẩn có lợi bifidobacteria. [13]. Đặc biệt, 2’- FL HMO còn là dưỡng chất được chứng minh lâm sàng giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ đến 66% [14], ngăn ngừa mầm bệnh [15].
  • Nucleotides: Dưỡng chất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của đường ruột, điều chỉnh hệ vi sinh đường ruột và duy trì chức năng hệ miễn dịch [16]. Dưỡng chất này cũng được chứng minh giúp bé giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và hỗ trợ tăng sản xuất kháng thể nhiều hơn 86% sau 6 tháng tiêm vaccine (HIB) [17], [18], [19].
  • Lợi khuẩn: Sữa mẹ chứa bifidobacteria, nhóm lợi khuẩn quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng [20].

Như vậy, chăm sóc vết mổ sau sinh đúng cách sẽ giúp các mẹ phòng tránh các nguy cơ gặp phải vấn đề sức khỏe. Đồng thời, mẹ cũng nhanh hồi phục và cho con bú thuận lợi hơn. Điều này sẽ giúp bé sinh mổ nhận được nguồn dinh dưỡng tốt nhất, giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh và tăng cơ hội xây dựng nền tảng miễn dịch vững chắc.

Cẩm nang A – Z cho mẹ khi chăm sóc vết mổ sau sinh tránh nhiễm trùng, ngừa sẹo to

vết mổ sau sinh

Chăm sóc vết mổ tại bệnh viện [1]

Trong vòng 48 giờ đầu tiên, vết mổ sẽ được băng lại bằng một lớp băng hút dịch, chống thấm nước. Sau 48 giờ, nữ hộ sinh sẽ tháo băng và kiểm tra lại tình trạng vết mổ. Khi đó, bạn sẽ được thay một loại băng khác và giữ nguyên trong vòng 3 ngày nếu không có dấu hiệu chảy dịch hoặc đau, nhức tại vết mổ. 

Chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà [1]

Thông thường, bạn có thể tháo băng vết mổ kể từ ngày thứ 5 sau sinh nhưng chắc chắn bác sĩ sẽ thông báo thời điểm thích hợp để không cần băng vết thương nữa [1]. Vết mổ sau sinh bao lâu thì tắm được thật ra không phải là vấn đề cần kiêng cữ hoàn toàn, bạn có thể tắm nhẹ nhàng xung quanh nhưng tránh để nước vào vết mổ. Ngoài ra, khi chăm sóc vết mổ tại nhà, bạn cũng cần lưu ý:

  • Luôn luôn rửa tay trước và sau khi chăm sóc vết thương
  • Tắm bằng vòi sen và hạn chế để vết thương dính nước
  • Không thoa xà bông, sữa tắm hay rắc bột phấn trực tiếp lên vết thương
  • Lau khô vết thương bằng khăn sạch
  • Mặc quần áo rộng rãi để tránh cọ xát với vết thương
  • Chú ý đến các dấu hiệu nhiễm trùng để đi khám kịp thời như vết thương sưng đỏ, tiết dịch, rỉ máu, chảy dịch âm đạo bất thường, sốt…

Cảm giác đau sau khi sinh mổ thường giảm bớt sau 2 – 3 ngày nhưng vết mổ vẫn có thể hơi nhạy cảm khi chạm vào trong vòng 3 tuần hoặc hơn. Hầu hết các mẹ sẽ cần uống thuốc giảm đau trong vài ngày đầu đến 2 tuần sau khi mổ theo chỉ định của bác sĩ. Theo thời gian, vết sẹo sinh mổ sẽ xẹp dần, phẳng hơn và dần chuyển sang màu trắng hoặc cùng màu với da [2].

Trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ các nhân viên y tế để tìm được giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho bé. Nếu lựa chọn sữa ngoài, mẹ nên ưu tiên nguồn dinh dưỡng cung cấp đầy đủ các dưỡng chất nói trên là HMO, Nucleotides và lợi khuẩn Bifidobacterium để giúp bé xây dựng và củng cố hệ miễn dịch thật vững chắc.

Chúc mẹ mau phục hồi vết mổ và tận hưởng hành trình làm mẹ tuyệt vời của mình nhé!

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Caring for your wound after having a caesarean section https://www.mkuh.nhs.uk/patient-information-leaflet/caring-for-your-wound-after-having-a-caesarean-section Ngày truy cập 20/8/2024

2. Going home after a C-section https://www.mountsinai.org/health-library/discharge-instructions/going-home-after-a-c-section Ngày truy cập 20/8/2024

3. Postcesarean wound infection: prevalence, impact, prevention, and management challenges https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5322852/ Ngày truy cập 20/8/2024

4. Breastfeeding After Cesarean (C-Section) Delivery https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/breastfeeding/Pages/Breastfeeding-After-Cesarean-Delivery.aspx Ngày truy cập 20/8/2024

5. Sanh mổ cho con bú được không? https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/nuoi-con-bang-sua-me/sanh-mo-cho-con-bu-duoc-khong/# Ngày truy cập 20/8/2024

6. C-Section Birth Associated with Numerous Health Conditions https://www.center4research.org/c-section-birth-health-risks/ Ngày truy cập 20/8/2024

7. Cesarean section and disease associated with immune function https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26371844/ Ngày truy cập 20/8/2024

8. Caesarean section and severe upper and lower respiratory tract infections during infancy: Evidence from two UK cohorts https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7886211/ Ngày truy cập 20/8/2024

9. Pediatrics Consequences of Caesarean Section—A Systematic Review and Meta-Analysis https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7662709/   Truy cập ngày 23/05/2023

10. Korpela K et al (2018)

11. Cesarean versus Vaginal Delivery: Long term infant outcomes and the Hygiene Hypothesis https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3110651/ Ngày truy cập 20/8/2024

12. Human Milk Composition: Nutrients and Bioactive Factors https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3586783/ Ngày truy cập 20/8/2024

13. Components of human breast milk: from macronutrient to microbiome and microRNA https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7402982/ Ngày truy cập 20/8/2024

14. Reverri et al (2018)

15. Rousseaux et al (2021)

16. Nucleotides in nutrition: The importance in infant and childhood diets https://nutrition.ansci.illinois.edu/sites/default/files/ProcAlltech21AnnSymp.147.pdf Ngày truy cập 20/8/2024

17. Merolla et al (2000)

18. Yau et al (2003)

19. Pickering et al (1998)

20. Isolation of Bifidobacteria from Breast Milk and Assessment of the Bifidobacterial Population by PCR-Denaturing Gradient Gel Electrophoresis and Quantitative Real-Time PCR https://journals.asm.org/doi/10.1128/AEM.02063-08   Ngày truy cập: 28/10/2023

Phiên bản hiện tại

30/08/2024

Tác giả: Ngọc Anh

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Bé sinh mổ với nhiều nguy cơ: Bí quyết nào giúp mẹ xoay chuyển tình thế

Cách làm giảm triệu chứng khò khè cho trẻ sinh mổ mẹ nên biết


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu

Nhi khoa · Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố


Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 30/08/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo