Tràn dịch màng phổi là một căn bệnh thường dễ tái phát, đôi khi chỉ trong vòng 1 tháng sau khi được điều trị bằng chọc dò màng phổi. Rất nhiều bệnh nhân bị tái phát nhưng một số khác thì không. Vậy, tràn dịch màng phổi có tái phát không và làm sao để ngăn ngừa bệnh tái phát? Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm câu trả lời cho vấn đề này trong bài viết ngay sau đây nhé!
Bệnh tràn dịch màng phổi là sự tích tụ chất lỏng dư thừa giữa hai lớp màng bao quanh phổi. Màng phổi là những màng mỏng lót phổi và bên trong khoang ngực, có tác dụng bôi trơn và tạo điều kiện thở. Bình thường, trong màng phổi sẽ có một lượng nhỏ chất lỏng. Tuy nhiên, nếu dịch xuất hiện trong khoang màng phổi nhiều hơn bình thường sẽ gây tràn dịch màng phổi.
Tràn dịch màng phổi có tái phát không?
Tràn dịch màng phổi có tái phát không? Bệnh có thể tái phát nhanh chóng ở một số bệnh nhân. Tuy nhiên, một số người thì không bị tái phát. Một nghiên cứu trên 288 bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi đã cho thấy tỷ lệ không tái phát là 76,6% sau 6 tháng và 73,3% sau 12 tháng.
Một nghiên cứu khác được thực hiện trên 988 bệnh nhân mắc bệnh có tỷ lệ tái phát về lâu dài cao với hơn 30% bệnh nhân có thể tái phát vào ngày thứ 15.
Tràn dịch màng phổi có tái phát không? Bệnh sẽ tái phát nếu nguyên nhân gây ra không được xác định và điều trị tận gốc, cũng như không có phương pháp điều trị đúng cách. Hậu quả là tình trạng tràn dịch màng phổi có thể tái đi tái lại nhiều lần, làm suy giảm chức năng phổi và gây ra các triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hô hấp của người bệnh.
Tràn dịch màng phổi có tái phát không và làm sao để ngăn ngừa bệnh tái phát?
Điều trị tận gốc nguyên nhân
Tràn dịch màng phổi tái phát luôn là một thách thức trong chẩn đoán và điều trị. Bởi cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh thì mới điều trị được tận gốc để ngăn ngừa bệnh tái phát. Tràn dịch màng phổi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng, ung thư, viêm nhiễm, bệnh tự miễn, chấn thương ngực…
Tràn dịch màng phổi cũng có thể là hậu quả của những bệnh lý về phổi nghiêm trọng như:
- Lao phổi
- Ung thư phổi
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Viêm phổi kéo dài
- Khối u lành tính hoặc ác tính ở phổi.
Ngoài ra, những bệnh lý ở các cơ quan lân cận cũng có thể ảnh hưởng, di căn đến phổi và gây tràn dịch màng phổi. Chẳng hạn như, bệnh thận, bệnh gan, suy tim sung huyết,…
Nếu bạn thắc mắc tràn dịch màng phổi có tái phát không thì câu trả lời là CÓ. Và bệnh nhân sau khi được chẩn đoán bị tràn dịch màng phổi thì nên khẩn trương hỏi bác sĩ về chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó, có được phác đồ điều trị hiệu quả để bệnh không tái phát nữa.
Tràn dịch màng phổi có tái phát không nếu điều trị đúng cách?
Tràn dịch màng phổi có tái phát không còn tùy thuộc vào phương pháp điều trị được lựa chọn có hiệu quả và được thực hiện đúng cách hay không. Hiện nay, điều trị tràn dịch màng phổi có thể bao gồm: dùng thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh, chọc dò màng phổi dẫn lưu chất lỏng ra ngoài, đặt ống thông ngực, hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật.
Theo nhiều nghiên cứu, việc điều trị dứt điểm tràn dịch màng phổi bằng chọc dò màng phổi hoặc hóa trị có thể làm giảm nguy cơ tái phát. Điều này không có nghĩa là các phương pháp còn lại không hiệu quả. Bệnh nhân cần thảo luận và hỏi ý kiến bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh và sức khỏe tổng thể của bản thân.
Ngoài ra, để ngăn ngừa bệnh tái phát, bệnh nhân nên tự chăm sóc sức khỏe của bản thân ngay tại nhà bằng cách: nghỉ ngơi và ăn uống điều độ, ăn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu, cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời tập thể dục hoặc tập vật lý trị liệu hô hấp theo chỉ định của bác sĩ.
Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ được tràn dịch màng phổi có tái phát không và làm cách nào để ngăn ngừa bệnh tái phát. Chức năng phổi có thể bị suy giảm bởi các tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh. Hãy bảo vệ sức khỏe phổi ngay từ hôm nay bằng một chế độ ăn lành mạnh và những thói quen sinh hoạt tốt nhé!
[embed-health-tool-bmi]