backup og meta

Khi nào nên sử dụng bình xịt định liều trong điều trị hen suyễn?

Khi nào nên sử dụng bình xịt định liều trong điều trị hen suyễn?

Bình xịt định liều là dụng cụ y tế phổ biến được nhiều bệnh nhân hen suyễn lựa chọn. Thiết bị này giúp kiểm soát kịp thời cơn hen, đồng thời ngăn chặn tình trạng viêm sưng gây tắc nghẽn đường thở.

Bình xịt định liều là thiết bị cứu cánh cho rất nhiều trường hợp bệnh nhân hen suyễn. Vậy sử dụng bình xịt như thế nào mới an toàn và đúng cách? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Bình xịt kiểm soát: Sử dụng hằng ngày

Bình xịt loại này có khả năng ngăn chặn cơn hen, giảm thiểu triệu chứng bệnh. Chúng còn được gọi là bình xịt dự phòng vì có chứa các loại thuốc giúp kiểm soát tình trạng viêm sưng.

Thông thường, bệnh nhân có thể sử dụng sản phẩm 1-2 lần 1 ngày, tuy nhiên, bạn nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Bạn có thể sử dụng sản phẩm trên khi:

  • Các triệu chứng xuất hiện hoặc chưa;
  • Ngay cả khi bạn cảm thấy tình hình sức khỏe đã khá.

Nếu bạn sử dụng sản phẩm 2 lần một ngày, mỗi lần nên cách nhau 12 giờ.

Khi bạn bắt đầu sử dụng loại bình xịt này, thuốc sẽ phát huy tác dụng sau 2-4 tuần.

Bình xịt cấp tốc: Kiểm soát cơn hen tức thì

Bình xịt cấp tốc sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại nhịp thở bình thường ngay khi bạn gặp phải các vấn đề sau:

  • Khó thở;
  • Thở khò khè;
  • Đau tức ngực;
  • Ho.

Bạn nên mang theo bên mình bình xịt cấp tốc và sử dụng chúng:

  • Khi các triệu chứng trên bắt đầu xuất hiện;
  • Trước khi bước vào khu vực nghi ngờ có nhiều tác nhân gây dị ứng, kích thích;
  • Khi bất ngờ tiếp xúc với những tác nhân hen suyễn.

Bình xịt cấp tốc chỉ có tác dụng đẩy lùi triệu chứng trong thời gian ngắn và không thể kiểm soát triệt để bệnh hen suyễn về lâu dài. Nếu bạn đang sử dụng loại bình xịt này trong 2 hay nhiều hơn 2 ngày một tuần, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc thay thế sử dụng bình xịt định liều kiểm soát hằng ngày.

Giúp hoạt động thường nhật trở nên dễ dàng hơn

Khi tác nhân hen suyễn là việc vận động thể chất hay tập thể dục, bình xịt định liều có thể giúp phổi có nhiều năng lượng hơn để thực hiện các hoạt động hằng ngày như ca hát, thể dục thể thao hay làm việc nhà…

Sử dụng bình xịt cấp tốc từ 15-30 phút trước khi bạn bắt đầu bất kỳ hoạt động nào để ngăn chặn các triệu chứng bệnh.

Luôn mang theo bình xịt bên mình để kiểm soát triệu chứng khi bạn đang làm việc.

Bạn cũng đừng vì lo lắng đến các triệu chứng thái quá mà từ bỏ việc vận động thể chất. Tập thể dục đều đặn có khả năng kiểm soát tốt bệnh hen suyễn đấy. Nó có thể cải thiện sức mạnh các cơ trong phổi, giúp bạn dễ dàng kiểm soát cân nặng và nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch. Bạn có thể:

  • Thử thực hiện các bài tập nhẹ nhàng khác nhau;
  • Tránh tập thể dục vào những điều kiện thời tiết dễ phát sinh tác nhân gây dị ứng như gió mùa…

Nhận biết những triệu chứng ban đầu của hen suyễn

Những dấu hiệu cảnh báo sớm là những thay đổi xảy ra trước khi cơn hen bắt đầu tấn công. Những triệu chứng này bao gồm:

Bạn nên tìm hiểu rõ những triệu chứng này để nhận biết và có biện pháp kiểm soát kịp thời khi mắc bệnh hen suyễn. Đồng thời, bạn cần thăm khám bác sĩ để tìm ra loại bình xịt định liều phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc điều trị hen suyễn để đối phó hiệu quả các triệu chứng ngắn hạn và lâu dài.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn biết được khi nào cần sử dụng bình xịt định liều. Hen suyễn là một bệnh mạn tính gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Vì vậy, khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định điều trị phù hợp.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

When Should I Use My Inhaler? https://www.webmd.com/asthma/guide/when-to-use-inhaler Ngày truy cập 8/11/2017

Asthma Treatments https://www.webmd.com/asthma/guide/asthma-treatments#1

Phiên bản hiện tại

25/08/2021

Tác giả: Mai Hồ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Phương Quỳnh


Bài viết liên quan

Ô nhiễm không khí: “Kẻ thù giấu mặt” của viêm mũi dị ứng • Hello Bacsi

Mối quan hệ giữa hút thuốc lá và bệnh hen suyễn


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Mai Hồ · Ngày cập nhật: 25/08/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo