- Bệnh thận (nhiễm độc niệu, nhiễm toan ống thận xa hoặc nhiễm toan ống thận gần).
- Ngộ độc do aspirin, ethylene glycol (có trong chất chống đông) hoặc methanol
- Mất nước trầm trọng.
Những ai thường mắc bệnh nhiễm toan?

Nhiễm toàn rất thường gặp. Bệnh có thể ảnh hưởng mọi người trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm toan?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:
- Chế độ ăn nhiều chất béo có lượng carbohydrate thấp
- Suy thận
- Béo phì
- Mất nước
- Ngộ độc aspirin hoặc methanol
- Đái tháo đường.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nhiễm toan?
Xét nghiệm nào để phân biệt nhiễm toan chuyển hóa và nhiễm toan hô hấp? Bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm các xét nghiệm sau:
- Phân tích khí máu động mạch
- Bảng chuyển hóa cơ bản (nhóm xét nghiệm máu đo nồng độ natri và kali, chức năng thận, các hóa chất và chức năng khác) để cho biết loại nhiễm toan là chuyển hóa hay hô hấp
- Xeton máu
- Kiểm tra axit lactic
- Xeton nước tiểu
- PH nước tiểu
Các xét nghiệm khác có thể cần thiết để xác định nguyên nhân của tình trạng nhiễm toan bao gồm:
- X quang ngực
- CT bụng
- Xét nghiệm mẫu nước tiểu
- PH nước tiểu.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nhiễm toan?

Các bác sĩ cần biết nguyên nhân gây ra nhiễm toan để xác định cách điều trị bệnh. Tuy nhiên, một số phương pháp điều trị có thể được sử dụng cho bất kỳ loại nhiễm toan nào, ví dụ như dùng natri bicarbonate (baking soda) để làm tăng pH máu. Bạn có thể dùng thuốc bằng đường uống hoặc nhỏ giọt đường tĩnh mạch.
Đối với bệnh nhiễm toan hô hấp, điều trị nhằm mục đích cải thiện chức năng của phổi. Bác sĩ thường cho thuốc để làm giãn đường dẫn khí (thuốc giãn phế quản, chẳng hạn như albuterol) có thể giúp ích cho những người mắc bệnh phổi như hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Những người bị suy giảm chức năng thở hoặc phổi nghiê trọng có thể được cung cấp oxy hoặc thở với máy áp suất dương liên tục (CPAP). CPAP có thể giúp bạn thở nếu bạn bị tắc nghẽn đường thở hoặc yếu cơ.
Đối với nhiễm toan chuyển hóa, việc điều trị phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân. Những người bị nhiễm toan do tăng clo huyết có thể được cho uống natri bicarbonate. Nhiễm toan do suy thận có thể được điều trị với natri citrate. Đái tháo đường bị nhiễm toan ceton sẽ được truyền lỏng và dùng insulin để cân bằng độ pH.
Điều trị nhiễm toan lactic có thể bao gồm các chất bổ sung bicarbonate, dịch tĩnh mạch, oxy hoặc kháng sinh, tùy thuộc vào nguyên nhân.
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm toan?
Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với bệnh nhiễm toan:
- Uống thuốc an thần theo toa và đừng bao giờ uống chung với rượu
- Bỏ thuốc lá vì hút thuốc lá có thể làm tổn thương phổi và làm cho hô hấp kém hiệu quả
- Duy trì trọng lượng khỏe mạnh vì béo phì có thể khiến bạn khó thở hơn
- Uống nhiều nước và các chất dịch khác
- Kiểm soát đái tháo đường. Nếu kiểm soát lượng đường trong máu tốt, bạn có thể tránh được nhiễm toan ceton
- Ngừng uống rượu vì uống rượu lâu ngày có thể làm tăng tích tụ axit lactic.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!