COVID-19 và cảm cúm đều là những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra và có khả năng lây lan cao. Cả 2 căn bệnh này đều có thể phòng ngừa chủ động bằng cách tiêm vắc xin. Giữa thời điểm cúm và Covid phổ biến như hiện nay, nhiều người bệnh lo lắng không biết nếu đang bị cảm cúm có tiêm phòng Covid được không?
Cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp trong bài viết ngay sau đây nhé!
Người đang bị cảm cúm có tiêm phòng Covid được không?
Các trường hợp bị cảm cúm phần lớn đều nhẹ và thường tự khỏi sau 5-7 ngày. Tuy nhiên, nếu chẳng may đang bị cảm cúm có tiêm phòng Covid được không?
Hiện vẫn chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra rằng tiêm phòng Covid khi đang bị cúm sẽ làm giảm hiệu quả của vắc xin ngừa bệnh COVID-19 hay gây ra các tác dụng phụ không mong muốn nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo bạn không nên tiêm phòng nếu như đang sốt trên 38.5 độ, đang mắc các bệnh lý cấp tính,… Vì vậy, nếu đang bị cúm mà có sốt trên 38.5 độ, bạn nên đợi cơ thể hồi phục rồi mới tiến hành tiêm.
Đó là chưa kể khi bạn đang bị cúm, tức là đã có virus hoặc vi khuẩn tấn công hệ hô hấp. Lúc này, hệ miễn dịch đang nỗ lực chống lại nhiễm trùng nhằm giúp bạn nhanh khỏi bệnh. Hệ miễn dịch đang không ở trong trạng thái tốt nhất nên nếu tiêm phòng Covid ngay lúc này sẽ giảm khả năng sinh kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi Covid 19.
Bên cạnh đó, một số người gặp phải tác dụng phụ sau khi tiêm phòng Covid-19 như sốt, đau đầu, đau nhức cơ thể và đau cánh tay nơi tiêm. Dù các triệu chứng này không nguy hiểm, sẽ tự hết trong 1-2 ngày nhưng nếu kết hợp cùng triệu chứng cúm sẽ khiến bạn rất mệt mỏi, khó chịu. Vì vậy, hãy trì hoãn tiêm đến khi hồi phục.
Bạn có thể kiểm soát tác dụng phụ của việc tiêm phòng Covid bằng cách nghỉ ngơi, uống nhiều nước. Khi có các dấu hiệu của sốt (đo nhiệt độ trên 38 độ C), bạn nên sử dụng thuốc hạ sốt có chứa paracetamol. Khi tại vị trí tiêm có cảm giác đau, sưng đỏ bạn nên chườm đá lạnh. Tuy nhiên, bạn không nên dùng thuốc giảm đau trước khi tiêm ngừa, vì không chắc chắn thuốc giảm đau hạ sốt có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của vắc xin.
Tóm lại, lời giải đáp cho thắc mắc đang bị cảm cúm có tiêm phòng Covid được không thì tốt nhất là chưa nên tiêm phòng vào thời điểm này.
Những đối tượng không nên tiêm phòng Covid
Bên cạnh vấn đề người đang bị cảm cúm có tiêm phòng Covid được không thì bạn cũng nên biết những đối tượng nào không nên tiêm phòng Covid. Điều này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc đăng ký tiêm.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hầu hết mọi người đều an toàn khi tiêm vắc-xin phòng ngừa Covid. Tuy nhiên, giống với các loại vắc xin khác, vắc xin ngừa Covid có thể gây tác dụng phụ và không phù hợp với một số đối tượng nhất định. Bạn không nên tiêm phòng hoặc cần trì hoãn việc tiêm nếu thuộc một trong các đối tượng sau đây:
- Tất cả những người có phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) với bất kỳ thành phần hoạt chất nào trong vắc xin không nên tiêm.
- Người đã từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) sau khi tiêm vắc xin trước đây cần báo cho bác sĩ trước khi muốn tiêm phòng.
- Người có hệ miễn dịch bị suy yếu (suy giảm miễn dịch) hoặc đang dùng thuốc gây ức chế hoạt động của hệ miễn dịch (như corticosteroid liều cao, thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc điều trị ung thư) thì cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ xem có nên tiêm hay không.
- Người đang bị cảm cúm có tiêm phòng Covid được không? Như đã nói ở trên, người bị sốt cao trên 38,5°C nên hoãn lại việc tiêm phòng cho đến khi khỏi bệnh.
- Người bị xuất huyết/chảy máu hoặc bầm tím, hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu) cần báo với bác sĩ.
- Người nghi ngờ nhiễm Covid thì nên đợi cho đến khi hoàn thành thời gian cách ly và các triệu chứng cấp tính đã khỏi thì mới đi tiêm phòng.
- Người biết chắc chắn nhiễm Covid nên trì hoãn liều vắc xin tiếp theo 3 tháng nữa.
Hi vọng bài viết này đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn giải đáp được vấn đề người đang bị cảm cúm có tiêm phòng Covid được không. Trong trường hợp không chắc chắn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nhân viên y tế trước khi tiêm vắc xin để biết mình có nên tiêm hay không nhằm đảm bảo an toàn.
[embed-health-tool-bmi]