backup og meta

Trà gạo lứt hoa cúc có tác dụng gì với sức khỏe?

Trà gạo lứt hoa cúc có tác dụng gì với sức khỏe?

Gạo lứt và hoa cúc đều là các thành phần tốt cho sức khỏe. Kết hợp cả hai trong một thức uống trà gạo lứt hoa cúc có thể đem lại nhiều lợi ích như hỗ trợ giảm cân, thanh nhiệt giải độc, giảm stress, chống oxy hóa,… Chúng ta có thể tự làm trà gạo lứt hoa cúc tại nhà với các nguyên liệu đơn giản. Cũng có thể dễ dàng mua các sản phẩm chế biến sẵn trên thị trường.

Đọc bài viết để cùng tìm hiểu các công dụng của loại trà này và cách làm trà gạo lứt hoa cúc đơn giản, thanh mát nhé!

Trà gạo lứt hoa cúc là gì?

Hoa cúc và gạo lứt là hai loại thực phẩm đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hoa cúc (Flos Chrysanthemum indicum) sử dụng dưới dạng trà có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, thuyên giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, đau mắt đỏ, mờ mắt, huyết áp cao, mụn nhọt sưng đau. Ngoài ra còn có tác dụng về nội tiết giúp chống lão hóa, trẻ lâu. Nước gạo lứt (Oryza sativa) là lựa chọn tốt cho người muốn giảm cân, thải độc, cân bằng lượng đường trong máu, giảm cholesterol và làm đẹp da.

Trà gạo lứt hoa cúc là sự kết hợp của hai dược liệu cúc hoa và gạo lứt. Sử dụng bằng cách hãm với nước sôi để uống hàng ngày. Sự kết hợp này đã có từ lâu trong dân gian. Hiện nay, loại trà này nổi lên như một xu hướng và được quảng cáo là có tác dụng hỗ trợ giảm cân, làm đẹp da tóc, giải độc gan, ngăn ngừa huyết áp cao, tiểu đường, máu nhiễm mỡ,… Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về các lợi ích mà trà hoa cúc – gạo lứt mang lại được khẳng định. 

Trà gạo lứt hoa cúc có tác dụng gì?

1. Hỗ trợ giảm cân

Trà hoa cúc chứa nhiều loại vitamin nhóm B, bao gồm axit folic, choline, riboflavin và niacin. Chúng có lợi cho quá trình trao đổi chất của con người. Đồng thời vitamin B cũng giúp tiêu hóa và đồng hóa nhanh chất béo nên trà hoa cúc cũng có thể giúp giảm cân khi uống không pha thêm đường.

Gạo lứt được biết đến là loại “tinh bột lành mạnh” vì nó không làm đường máu tăng quá nhanh nhờ tác dụng kì diệu của chất xơ cùng một số vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nó cũng cung cấp nguồn vitamin B dồi dào. Cùng với lượng vitamin B có trong hoa cúc thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tạo điều kiện đốt cháy calo hiệu quả hơn.

gạo lứt hoa cúc

2. Thanh nhiệt, giải độc gan

Gạo lứt rất giàu các hợp chất phenolic, flavonoid, anthocyanin nên có nhiều đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Thêm vào đó, hoa cúc cũng rất giàu các hợp chất chống oxy hóa nhóm flavonoid và amino acid, giúp bảo vệ gan chống lại tổn thương từ các gốc tự do và các chất độc hại.

3. Giúp thư giãn, cải thiện chất lượng giấc ngủ

Trà hoa cúc có thể giúp làm dịu hệ thần kinh và giảm lo lắng, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Gạo lứt nảy mầm tốt cho giấc ngủ vì nó chứa GABA (axit gamma-aminobutyric). GABA là một axit amin tự nhiên hoạt động như chất dẫn truyền thần kinh trong não của bạn. Nó được gọi là chất dẫn truyền thần kinh ức chế vì nó chặn hoặc hạn chế một số tín hiệu não, làm giảm hoạt động của não, giúp làm dịu tâm trí và cơ thể. Gạo lứt cũng chứa tryptophan, một loại acid amin giúp não ở trạng thái thư giãn. 

4. Ngăn ngừa các bệnh mạn tính

Gạo lứt có chứa γ-oryzanol giúp giảm cholesterol xấu và triglycerid, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Bên cạnh đó còn có tác dụng chống viêm, chống dị ứng. Selen có trong gạo lứt kích thích lưu lượng máu có thể giúp làm giảm cục máu đông. Hơn nữa, GABA trong gạo lứt nảy mầm có thể giúp ức chế sự gia tăng chất béo trung tính và cholesterol, giảm nguy cơ xơ cứng động mạch và tiểu đường. 

Trà hoa cúc chứa nhiều chất chống oxy hóa flavones có khả năng hạ huyết áp và cholesterol. Từ đó giảm nguy cơ mắc huyết áp cao, rối loạn mỡ máu và các biến cố tim mạch. Trong thành phần của trà hoa cúc có chứa chất giúp điều chỉnh glucose và insulin trong cơ thể, giúp ổn định đường huyết.

Đối tượng nào không nên sử dụng trà gạo lứt hoa cúc?

  • Người dị ứng với hoa cúc hoặc gạo lứt.
  • Người đang sử dụng thuốc chống thải ghép (ví dụ người được cấy ghép nội tạng).
  • Người đang điều trị rối loạn mỡ máu bằng thuốc nhóm statin.
  • Thành phần trong trà có thể tương tác với một số dược phẩm. Tốt nhất nên báo với chuyên gia y tế về các thuốc và thực phẩm bổ sung bạn đang sử dụng để được tư vấn kỹ.

Các sản phẩm trà gạo lứt hoa cúc chế biến sẵn trên thị trường

1. Trà gạo lứt hoa cúc Wise Food

Thành phần: Gạo lứt rang, hoa cúc, đậu đen xanh lòng, đậu đỏ, cỏ ngọt, hoa nhài, kỷ tử.

Dạng đóng gói: 1 hộp 600g, 20 túi lọc.

Cách sử dụng:

– Ngâm 1 túi trà với 1L-1,5L nước sôi hoặc nước nóng trên 80°C trong 10-15 phút.

– Có thể uống ấm hoặc uống lạnh. Trà sau khi ngâm nên uống trong 1 ngày. 

2. Trà gạo lứt hoa cúc Quê Việt

Thành phần: Gạo lứt, đậu đen xanh lòng, đậu đỏ, kỷ tử, hoa cúc, xạ đen.

Dạng đóng gói: 1 hộp 600g, 20 túi lọc.

Cách sử dụng: Cho 1 túi vào 1,5 lít nước đun sôi 1 phút, hoặc ngâm từ 10 – 15 phút trong nước nóng trên 80°C. Trà sau khi đun bạn nên sử dụng trong vòng 1 ngày, có thể cho thêm đá nếu thích uống lạnh.

3. Trà gạo lứt hoa cúc TUNA healthy food

Thành phần: Gạo lứt tím rang, đậu đen xanh lòng, đậu đỏ, kỷ tử, hoa cúc, cỏ ngọt.

Dạng đóng gói: 1 hộp 600g, 20 túi lọc.

Cách sử dụng: Cho 1 túi vào 1,5 lít nước đun sôi 1 phút, hoặc ngâm từ 10 – 15 phút trong nước nóng trên 80°C, trà sau khi đun bạn nên sử dụng trong vòng 1 ngày, có thể cho thêm đá nếu thích uống lạnh.

Cách làm trà gạo lứt hoa cúc

Bạn cũng có thể tự làm trà gạo lứt hoa cúc ở nhà. Cách làm rất đơn giản:

  • Bước 1: Rang gạo lứt trên lửa nhỏ, đảo đều tay cho đến khi gạo hơi sậm màu.
  • Bước 2: Cho gạo lứt vào trong nồi đun sôi trong vòng 30 – 45 phút để gạo chín mềm, nở bung. Lọc bỏ bã gạo, lấy phần nước cốt trong.
  • Bước 3: Đun sôi lại phần nước gạo lứt, cho 3 – 5 bông hoa cúc vào nồi đun trong khoảng 4 – 6 phút.
  • Bước 4: Lọc bã bông cúc và thưởng thức. Có thể dùng nóng hoặc lạnh đều được.

Trà gạo lứt hoa cúc

Một số câu hỏi thường gặp

Tiểu đường uống trà gạo lứt hoa cúc được không?

Người tiểu đường có thể uống trà gạo lứt hoa cúc với điều kiện không được thêm đường. Khi lượng đường trong máu tăng đột biến hoặc sụt giảm, người bệnh sẽ cảm thấy cáu kỉnh và có thể thèm ăn hoặc mệt mỏi. Thành phần hoa cúc có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu, khiến nó trở thành loại trà an toàn cho bệnh nhân tiểu đường. Nếu bạn thấy thèm ăn vặt, uống một cốc trà có thể giúp kiểm soát cơn thèm ăn.

Bầu có uống được trà gạo lứt hoa cúc không?

Trà gạo lứt hoa cúc có thể đem lại lợi ích cho bà bầu. Tuy nhiên nhìn chung các loại thảo mộc không được khuyến khích sử dụng nhiều trong thai kỳ vì chưa có bằng chứng rõ ràng về tính an toàn. 

Lưu ý không nên lạm dụng trà hoa cúc-gạo lứt thay nước lọc. Nước lọc nên chiếm 60% trong tổng lượng dịch nạp vào. Do đó ngày dưới 3 ly trà (240ml) là lượng uống hợp lý để có một sức khỏe tốt nhất.

Có nhiều tác dụng đã được biết và chứng minh của gạo lứt và hoa cúc. Sự kết hợp hai thành phần giúp trà gạo lứt hoa cúc tận dụng được lợi ích của cả 2 thực phẩm. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại trà này và có thể sử dụng nó một cách an toàn, hiệu quả.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Cúc hoa –Chrysanthemum indicum, Asteraceae.
https://mplant.ump.edu.vn/index.php/cuc-hoa-chrysanthemum-indicum-asteraceae/. Ngày truy cập 21/12/2023

2. Brown Rice-Beyond the Color Reviving a Lost Health Food – A Review.
https://www.researchgate.net/profile/Vidyalakshmi-Rajagopal/publication/238713802. Ngày truy cập 21/12/2023

3. Blood glucose lowering effects of brown rice in normal and diabetic subjects.
https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/09637480500410879. Ngày truy cập 21/12/2023

4. Chrysanthemum indicum L.: A Comprehensive Review of its Botany, Phytochemistry and Pharmacology.
https://www.worldscientific.com/doi/abs/10.1142/S0192415X20500421. Ngày truy cập 21/12/2023

5. Anti-inflammatory and immunomodulatory activities of the extracts from the inflorescence of Chrysanthemum indicum Linné.
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0378874105003582. Ngày truy cập 21/12/2023

Phiên bản hiện tại

25/12/2023

Tác giả: Nguyễn Ngọc Phượng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CK Dinh dưỡng Trương Thị Hồng

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Uống nước gạo lứt rang mỗi ngày có tốt không? 11 tác dụng bạn không ngờ tới

Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt có gì đặc biệt?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CK Dinh dưỡng Trương Thị Hồng

Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống · Bệnh Viện Phong Da Liễu Trung Ương Quy Hòa


Tác giả: Nguyễn Ngọc Phượng · Ngày cập nhật: 25/12/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo