Thì là (hay còn được gọi là thìa là) là loại rau được dùng để trang trí, tạo mùi thơm cho món ăn. Tuy nhiên ít ai biết rằng đây cũng là một vị thuốc với nhiều công dụng đáng kể như kích thích tiêu hoá, kháng viêm, lợi tiểu, lợi sữa,…
Trong bài viết này, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu công dụng của rau thì là và cách dùng rau thì là chữa bệnh nhé!
Giá trị dinh dưỡng
Thành phần dinh dưỡng trong khoảng 100g cây thì là cụ thể như sau:
- Calo: 43
- Lipid 1% (tương đương khoảng 1.1g)
- Cholesterol 0mg
- Natri 61mg
- Kali 738mg
- Cacbohydrat 7g
- Protein 3.5g
- Vitamin C 141%
- Các loại vitamin và khoáng chất khác như sắt, vitamin B6, Magie, Canxi, vitamin D,…
Lợi ích sức khoẻ của rau thì là
Thì là (hay còn có tên gọi khác là thìa là), có nhiều công dụng có lợi cho sức khoẻ như:
- Giàu chất chống oxy hóa: Chất chống oxy hoá từ thì là có tác dụng chống lại gốc tự do. Từ đó giảm viêm và các quá trình hình thành tế bào ác tính, ngăn ngừa bệnh ung thư, alzheimer, viêm khớp,…
- Cải thiện sức khỏe tim mạch: Thì là chứa nhiều flavonoid, axit folic có tác dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Các hoạt chất này bảo vệ tim mạch nhờ vào khả năng chống oxy hoá và chống viêm. Ngoài ra, thành phần flavonoid và vitamin B trong thì là còn giúp hỗ trợ điều trị mất ngủ nhờ tác dụng làm dịu thần kinh trung ương và sản sinh ra hormone melatonin.
- Giúp giảm lượng đường trong máu: Việc dùng rau thì là đúng cách có thể giúp cải thiện đáng kể đường huyết.
Ngoài ra, rau thì là còn có nhiều lợi ích khác như hỗ trợ cải thiện xương khớp nhờ các thành phần canxi, magie có trong rau. Một số nghiên cứu cũng đã cho thấy, rau thì là chứa thành phần có tác dụng tương tự estrogen ở nữ giới. Vì vậy thường xuyên ăn rau thì là có thể kích thích tuyến sữa ở phụ nữ sau khi sinh, giảm thiểu tình trạng chuột rút trong thời ký kinh nguyệt,
Liều dùng
Nên ăn bao nhiêu thì là?
Thìa là không có độc nên có thể dùng lượng lớn, tuy nhiên nếu dùng hạt thì là để kích thích tiêu hoá thì chỉ nên dùng 1-2 muỗng cà phê.
Bạn có thể sử dụng thì là như thế nào?
Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:
- Hạt thì là khô
- Tinh dầu
- Thuốc viên
- Chiết xuất
- Rượu thuốc
- Thuốc sắc.
Cách sử dụng rau thì là trị bệnh
Cây thì là là loại thảo mộc có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, bạn có thể tận dụng thảo dược này để chữa những bệnh như sau:
1. Bài thuốc chữa chứng đầy trướng, nôn mửa, khó tiêu và nấc
- Chuẩn bị: 10g hạt thì là.
- Các thực hiện: Đem sắc uống.
2. Bài thuốc hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch, chứng huyết áp cao dẫn đến khó ngủ, đau đầu
- Chuẩn bị: 5g hạt thì là giã nhỏ.
- Cách thực hiện: Sắc uống chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.
3. Bài thuốc lợi sữa cho phụ nữ sau khi sinh
- Chuẩn bị: 10g hạt thìa là.
- Thực hiện: Sắc uống hằng ngày như nước trà.
4. Bài thuốc chữa sỏi bàng quang, viêm thận và sỏi thận
- Chuẩn bị: 5g hạt thì là giã nhỏ.
- Cách thực hiện: Sắc lấy nước, chia thành 5 – 6 lần uống trong ngày.
5. Bài thuốc hỗ trợ điều hoà kinh nguyệt
- Chuẩn bị: Lá thì lá tươi và rau mùi tây.
- Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu rồi để ráo, giã thì là lấy khoảng 60ml dịch chiết. Tiếp đến giã và vắt rau mùi tây lấy khoảng 1 muỗng nước ép, trộn với dịch chiết thì là và chia thành 3 lần uống trong ngày.
6. Bài thuốc trị bệnh viêm nhiễm đường hô hấp
- Chuẩn bị: 60g hạt thì là.
- Thực hiện: Hãm với nước sôi, sau đó lọc bỏ bã và hòa với mật ong, chia thành 3 lần uống trong ngày.
7. Bài thuốc giảm mùi hôi hơi thở
- Chuẩn bị: Một ít hạt thì là.
- Cách hực hiện: Nhai trực tiếp sẽ giúp giảm mùi hôi hơi thở.
8. Bài thuốc trị mụn nhọt sưng đau
- Chuẩn bị: Lá thìa là tươi.
- Cách làm: Rửa sạch, giã nát lá thì là rồi đắp trực tiếp lên mụn nhọt. Nếu nhọt đã vỡ mủ thì nên kết hợp thì là với một ít bột nghệ rồi thoa lên, giúp làm liền sẹo và giảm đau nhức.
9. Bài thuốc giảm đau và sưng khớp
- Chuẩn bị: Một ít lá thì là và dầu vừng.
- Thực hiện: Đem dược liệu đun trong dầu vừng, để nguội rồi lọc lấy dầu. Khi dùng chỉ cần lấy một ít dầu thoa lên vùng khớp sưng nóng là có thể giảm đau và sưng.
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ khi dùng thì là?
Thì là có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu hấp thụ quá nhiều, chẳng hạn như:
- Buồn nôn, nôn, chán ăn
- Tiêu chảy
- Dị ứng
- Ngứa miệng
- Sưng lưỡi, sưng họng
- Ảo giác
- Mẫn cảm với ánh sáng
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc.
Thận trọng
Lưu ý trước khi sử dụng
Bạn nên bảo quản vị thuốc từ cây thì là trong hộp kín, tránh độ ẩm và nhiệt độ cũng như theo dõi các phản ứng mẫn cảm và viêm da dị ứng.
Nếu có bất kỳ phản ứng bất thường nào khi dùng thì là, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp.
Mức độ an toàn của thì là như thế nào?
Vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về sự an toàn của thì là đối với người mang thai. Tốt nhất, bạn nên tránh dùng thì là cho đối tượng này vì thì là có nguy cơ kích thích tử cung.
Trong lúc cho con bú, thì là có thể gây hại cho trẻ sơ sinh. Đã có trường hợp hai trẻ em bú sữa mẹ bị ảnh hưởng thần kinh sau khi bà mẹ dùng thuốc có chứa thì là.
Nếu bạn có bất kỳ bệnh nào sau đây, không nên dùng thì là:
- Rối loạn về chảy máu như không đông máu
- Các bệnh dễ bị ảnh hưởng từ hormone như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung.
Thì là có thể tương tác với những gì?
Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng thì là.
Thì là có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc và thảo dược sau:
- Thuốc tránh thai
- Ciprofloxacin
- Estrogen
- Tamoxifen
- Thuốc chống co giật.
[embed-health-tool-bmi]