Bạn đọc hỏi:
Chào bác sĩ, tôi năm nay 35 tuổi và vừa mới phát hiện có khối u trong người. Dù đang uống thuốc điều trị nhưng tôi vẫn lo sợ nó sẽ tiến triển thành ung thư. Tôi nghe mọi người nói gừng ngâm mật ong có thể giúp chữa hoặc phòng ngừa ung thư. Vậy sự thật là thế nào, xin nhờ bác sĩ giải đáp giúp. Cảm ơn bác sĩ nhiều.
Chị Tuyết (35 tuổi).
Bác sĩ trả lời:
Chào bạn,
Với câu hỏi: Gừng ngâm mật ong có giúp chữa ung thư không?, BS CKI. Lai Ngọc Hiền (Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Y học cổ truyền TP. HCM) giải đáp như sau:
Gừng ngâm mật ong có hỗ trợ chữa ung thư không?
Trong dân gian, gừng và mật ong đều là dược liệu và cũng là thực phẩm dùng làm gia vị. Khi phối hợp với nhau, ta được một loại thực phẩm hay bài thuốc “gừng ngâm mật ong” mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trước khi tìm hiểu gừng ngâm mật ong có chữa ung thư không, bạn cần hiểu rõ công dụng của gừng và mật ong đối với sức khỏe.
Theo Y học cổ truyền:
Mật ong
Mật ong có vị ngọt, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, bổ trung, nhuận táo, hoạt trường, giải độc, dùng chữa tỳ vị hư nhược, táo bón.
Về thành phần dinh dưỡng: trong mật ong, ngoài 2 loại đường glucose và fructose còn có nhiều dưỡng chất khác như vitamin, axit amin và khoáng chất giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, kích thích chuyển hóa chất béo thành năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, mật còn chứa các đặc tính chống oxy hóa nhờ chứa các hợp chất có lợi cho sức khỏe là flavonoid và axit phenolic, có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm trong cơ thể, giúp giảm stress oxy hóa. Đó là những yếu tố dễ tác động và hình thành ung thư. Một vài nghiên cứu đã cho thấy mật ong có tiềm năng phòng ngừa ung thư thông qua hoạt động chống oxy hóa của nó.
Gừng
Gừng có tên khoa học là zingiber officinale Rose, họ gừng (Zingiberaceae), vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc; được trồng ở khắp nơi.
Về thành phần hóa học:
Gừng chứa axit glutamic, glycine, serin, axit aspartic, zingiberol, aldehyde, chất cay zingeron, shogaola, tinh bột, Vitamin và khoáng chất… vì vậy, gừng có nhiều tác dụng:
- Giảm đau, kháng viêm, kháng khuẩn
- Thúc đẩy quá trình lưu thông máu
- Giúp hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2, rối loạn lipid máu và hỗ trợ quá trình giảm cân…
- Ngăn ngừa và cải thiện tình trạng ho, khó thở, sưng đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi và các triệu chứng liên quan đến bệnh cảm lạnh, cảm cúm, hen suyễn, viêm họng hay viêm phế quản.
- Gừng có tác dụng trung hòa axit dạ dày, giảm viêm ở niêm mạc ruột, chống trào ngược dạ dày thực quản, xoa dịu cơn đau bụng, đau dạ dày. Bên cạnh đó, thảo dược này cũng giúp thúc đẩy tiêu hóa, giảm ợ chua, khó tiêu, cầm tiêu chảy.
- Đối với hệ thần kinh, gừng có tác dụng giảm căng thẳng, lo âu, chóng mặt, xoa dịu cơn đau đầu…
- Giúp ngăn ngừa ung thư, chủ yếu nhờ thành phần gingerol và shogaola.
Gừng ngâm mật ong có hỗ trợ chữa ung thư không?
Bạn có thể xem thêm: Hỏi đáp Bác sĩ: Uống nước gừng mật ong hàng ngày có tốt không?
Hướng dẫn thực hiện gừng ngâm mật ong hỗ trợ chữa ung thư
Bạn lấy một nhánh gừng tươi rửa rạch, xay giã nhuyễn và vắt lấy nước, mang đun sôi, để ấm dần rồi pha thêm vào 2 thìa mật ong. Dùng đều đặn thức uống gừng ngâm mật ong vào mỗi buổi sáng trước ăn để hỗ trợ trong điều trị ung thư. Tuy nhiên sau khi thức dậy, bạn hãy nên dùng một ly nước ấm trước khi uống nước mật ong gừng.
Bạn có thể xem thêm: Những lưu ý trong chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư sau điều trị
Lưu ý khi áp dụng gừng ngâm mật ong hỗ trợ chữa ung thư
Không lạm dụng khi dùng nhiều lượng mật ong. Mật ong phải là loại nguyên chất, không pha trộn, không chứa chất bảo quản. Mật ong thiên nhiên nguyên chất có màu vàng sẫm, không có bọt và kết tủa. Do mật ong chứa nhiều enzyme, vitamin và khoáng chất nên sẽ làm mất đi khá nhiều dinh dưỡng quý giá của mật khi pha với nước đun sôi. Do đó, tốt nhất pha mật ong với nước gừng để ấm 35°C.
Gừng phải tươi, không bị héo, thối hoặc mọc mầm. Nên dùng khoảng dưới 10g trong ngày nhằm tránh một số phản ứng phụ khi dùng liều cao như: ợ nóng, kích ứng niêm mạc miệng, đầy hơi, khó chịu trong dạ dày và táo bón, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ bị chảy máu đối với các trường hợp bị xuất huyết đường tiêu hóa hay người có rối loạn đông máu.
Bạn có thể xem thêm: Hỏi đáp Bác sĩ: Uống mật ong có nóng không?
[embed-health-tool-bmi]