backup og meta

Hỏi đáp bác sĩ: Cây bìm bịp là cây gì? Tác dụng của cây bìm bịp đối với sức khỏe

Hỏi đáp bác sĩ: Cây bìm bịp là cây gì? Tác dụng của cây bìm bịp đối với sức khỏe

Bạn đọc hỏi:

Chào bác sĩ, tôi năm nay 40 tuổi. Vì công việc nên dạo gần đây tôi hay uống rượu bia với bạn bè và đối tác nên bị nóng gan. Tôi nghe mọi người bảo cây bìm bịp có thể giúp làm mát gan và có nhiều công dụng tuyệt vời khác với sức khỏe. Xin bác sĩ cho tôi biết các tác dụng của cây bìm bịp và cần lưu ý gì khi dùng nó. Tôi cảm ơn bác sĩ.

Hoàng Anh (40 tuổi)

Bác sĩ trả lời:

Chào bạn,

Với câu hỏi: “Cây bìm bịp là cây gì? Các tác dụng của cây bìm bịp đối với sức khỏe“, BS CKI. Lai Ngọc Hiền (Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Y học cổ truyền TP. HCM) giải đáp như sau:

Cây bìm bịp là cây gì?

Cây bìm bịp còn có tên gọi là cây xương khỉ được sử dụng như một loại thảo dược chữa nhiều bệnh trong dân gian. Ngoài ra, cây còn có các tên khác như mảnh cộng, lá cầm, ưu độn thảo, bìm bìm, cây bạch sửu, khiên ngưu tử …với tên khoa học Clinacanthus nutans, thuộc họ ô rô.

Thành phần hóa học trong bìm bịp gồm flavonoid, tannin, glycosid hay flavon…cùng nhiều hoạt chất khác như glycerol, cerebrosid. Về dinh dưỡng, cây còn chứa đạm, béo, canxi, xơ, vitamin…

Tác dụng của cây bìm bịp

tác dụng của cây bìm bịp

Tác dụng dược lý y học hiện đại của cây bìm bịp

  • Nhờ có các dưỡng chất nên bìm bịp vừa có tác dụng bồi bổ cơ thể và làm tăng sức đề kháng.
  • Giải độc cho gan, hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan, ung thư gan nhờ các Tanin liên kết chặt chẽ với protein ngăn chặn quá trình oxy hóa và loại bỏ các gốc tự do. Các chất này có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư.
  • Cerebrosid kết hợp với Tanin có tác dụng giúp người bệnh chống lại các cơn đau do viêm khớp.
  • Cầm máu, dùng tốt cho tim mạch
  • Kháng viêm, kháng khuẩn và virus 
  • Chống oxy hóa và phòng bệnh tiểu đường
  • Chữa lở miệng, viêm xoang, bệnh trĩ
  • Điều trị mẩn ngứa ngoài da, côn trùng và rắn cắn, tổn thương do virus Herpes simplex.
  • Một hàm lượng không nhỏ canxi có trong bìm bịp có tác dụng bảo vệ xương, bảo vệ sức khỏe, phục hồi các tổn thương, chữa đau nhức, chóng liền xương.

Tác dụng của cây bìm bịp trong Đông y

Theo Y học cổ truyền, cây xương khỉ tính bình, vị ngọt, có mùi thơm quy kinh can, thận, đồng thời: 

  • Bổ huyết, làm mạnh xương cốt
  • Thanh nhiệt, giải độc, thông khí huyết
  • Hạ hỏa, mát gan, lợi mật

Cây bìm bịp trị bệnh gì? Chỉ định dùng

cây bìm bịp trị bệnh gì

Cây bìm bịp dùng để trị những bệnh sau:

  • Men gan cao, chức năng gan yếu, viêm hoặc xơ gan, hỗ trợ điều trị ung thư gan
  • Đau xương, trật khớp hoặc gãy xương
  • Ung thư máu, huyết áp cao, máu khó đông…
  • Những người bị nổi mụn, nhiệt miệng
  • Chữa cảm cúm
  • Cầm máu
  • Trị đau bụng, tiêu chảy
  • Chóng mặt, say tàu xe
  • Dùng ngoài để xoa bóp khi đau căng cơ, trật xương khớp, giúp giảm viêm, giảm sưng, giúp làm tan máu bầm

Một số bài thuốc từ cây bìm bịp

  • Chữa cảm cúm: dùng lá xương khỉ 30g đem giã nát lấy nước ngậm hoặc nhai nuốt dần, có thể sử dụng trong trường hợp nhiễm Covid 19 với các triệu chứng nhẹ theo như một số ít tài liệu đã đề cập. 
  • Cầm máu: nhiều người dùng lá bìm bìm để cầm máu cho vết thương hở bằng cách sắc lá khô lấy nước uống trước khi ăn. Nên duy trì cách này 1 – 2 tuần nếu vết thương nặng, thành mạch bên trong tổn thương nặng.
  • Thân và lá bìm bịp có thể xem là cây cỏ, cũng có thể dùng làm rau ăn hoặc phơi khô hãm lấy nước dùng. Liều dùng hàng ngày: 30 – 40g cây khô hãm nước uống.
  • Loại cây này cũng có thể được sử dụng để ngâm rượu: Dùng thân cây bìm bịp xắt lát, sao vàng, hạ thổ cho vào rượu 40 độ ngâm thân cây với rượu trong 3 tháng. Dùng uống với liều 15ml chữa đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, say tàu xe hoặc dùng bôi ngoài da, xoa ngoài vùng đau nhức giúp thư giãn cơ, giảm viêm, tiêu sưng, làm tan máu bầm, trật xương khớp.
  • Dùng lá tươi giã đắp trị vết thương hở, giúp vết thương mau lành.

Đối tượng không nên dùng

Cây bìm bịp tốt cho người bệnh tim mạch nhưng lại không dùng cho người huyết áp thấp vì nó có thể khiến cho bệnh nhân tụt huyết áp mạnh hơn và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bên cạnh đó, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú sữa cũng phải thận trọng với cây này. Tốt nhất nên hỏi ý kiến chuyên gia trước khi ăn các món từ cây bìm bịp hoặc dùng thuốc chứa nó.

Một số lưu ý khi dùng bìm bịp

  • Không ăn măng khi uống thuốc này.
  • Không nên để thuốc qua đêm mà chỉ sử dụng trong ngày.
  • Không sử dụng rượu, bia và các chất kích thích trong quá trình điều trị bệnh.
  • Không nên sử dụng quá nhiều, cần ăn đúng liều lượng, sử dụng đúng theo lời khuyên của các bác sĩ. Dùng quá liều sẽ gây phản tác dụng. 
  • Tuyệt đối không nên sử dụng cây bìm bịp khô đã bị ẩm mốc.

Trân trọng!

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

 Alam, A., Ferdosh, S., Ghafoor, K., Hakim, A., Juraimi, A.S., Khatib, A. and Sarker, Z.I., 2016. Clinacanthus nutans: A review of the medicinal uses, pharmacology and phytochemistry. Asian Pacific journal of tropical medicine, 9(4), pp.402-409.

– Yong, Y.K., Tan, J.J., Teh, S.S., Mah, S.H., Ee, G.C.L., Chiong, H.S. and Ahmad, Z., 2013. Clinacanthus nutans extracts are antioxidant with antiproliferative effect on cultured human cancer cell lines. Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine, 2013.

– Zulkipli, I.N., Rajabalaya, R., Idris, A., Sulaiman, N.A. and David, S.R., 2017. Clinacanthus nutans: a review on ethnomedicinal uses, chemical constituents and pharmacological properties. Pharmaceutical Biology, 55(1), pp.1093-1113.

– P’ng, X.W., Akowuah, G.A. and Chin, J.H., 2012. Acute oral toxicity study of Clinacanthus nutans in mice. International Journal of Pharmaceutical Sciences and Research, 3(11), p.4202.

– Aslam, M.S., Ahmad, M.S. and Mamat, A.S., 2015. A review on phytochemical constituents and pharmacological activities of Clinacanthus nutans. Int. J. Pharm, 7, p.4.

– Kongkaew, C. and Chaiyakunapruk, N., 2011. Efficacy of Clinacanthus nutans extracts in patients with herpes infection: systematic review and meta-analysis of randomised clinical trials. Complementary therapies in medicine, 19(1), pp.47-53.

– Arullappan, S., Rajamanickam, P., Thevar, N. and Kodimani, C.C., 2014. In vitro screening of cytotoxic, antimicrobial and antioxidant activities of Clinacanthus nutans (Acanthaceae) leaf extracts. Tropical Journal of Pharmaceutical Research, 13(9), pp.1455-1461.

– Charuwichitratana, S., Wongrattanapasson, N., Timpatanapong, P. and Bunjob, M., 1996. Herpes zoster: treatment with Clinacanthus nutans cream. International journal of dermatology, 35(9), pp.665-666.

– Fazil, F.N.M., Azzimi, N.S.M., Yahaya, B.H., Kamalaldin, N.A. and Zubairi, S.I., 2016. Kinetics extraction modelling and antiproliferative activity of Clinacanthus nutans water extract. The Scientific World Journal, 2016.

– Abd Wahab, N.Z., Azizul, A., Muhamad, N. and Ibrahim, N., 2021. Cytotoxic and Antiviral Activities of Clinacanthus nutans Crude Extract. In Paper presented at the 17th Asian Symposium on Medicinal Plants and Spices (ASOMPS XVII) August (Vol. 17, p. 19th).

– Julsrigival, J., Sirisa-Ard, P., Julsrigival, S. and Akarchariya, N., 2021. Antiviral medicinal plants found in Lanna traditional medicine. Chinese Herbal Medicines, 13(4), pp.494-501.

Clinacanthus nutans: a review on ethnomedicinal uses, chemical constituents and pharmacological properties. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6130650/. Ngày truy cập 11/5/2022

Drug-herb interaction between methanolic and aqueous extracts of Clinacanthus nutans and cisplatin on breast cancer cell line MCF-7. https://www.frontiersin.org/10.3389%2Fconf.fphar.2018.63.00150/event_abstract. Ngày truy cập 11/5/2022

Cây bìm bịp http://canhgiacduoc.org.vn/SiteData/3/UserFiles/DH%202020%20so%204%20tr10-14(1).pdf Ngày truy cập 16/2/2023

Cây xương khỉ chữa bệnh ung thư – mát gan lợi tiểu http://www.quan8.hochiminhcity.gov.vn/Lists/Hoidapphapluat/Attachments/307/cay-xuong-khi-cay-bim-bip.html Ngày truy cập 16/2/2023

Cây bìm bịp (Cây xương khỉ) https://bvnguyentriphuong.com.vn/duoc-lieu/cay-bim-bip-cay-xuong-khi Ngày truy cập 16/2/2023

Phiên bản hiện tại

16/02/2023

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Long nhãn: Không chỉ là món ăn mà còn là vị thuốc quý

Cây thù lù trị bệnh gì? Cách dùng và những lưu ý


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Dinh dưỡng - Da liễu Thẩm mỹ · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 16/02/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo