backup og meta

Cây bạch đầu ông

Cây bạch đầu ông

Tên thông thường: cây bạch đầu ông, Anemone, Easter Flower, Hartshorn Plant, Pasque Flower, Prairie Smoke, Pulsatilla, Twinflower, Wild Crocus, Windflower, bạch đầu thảo, phấn nhũ thảo, phấn thảo (Lý Nguy Nham bản thảo), chú chi hoa, lão ông tu ( Hòa Hán Dược Khảo), dã trượng nhân, hồ vương sứ giả (Bản Kinh), dương hồ tử hoa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), miêu cổ đô, miêu đầu hoa ( Thực vật danh thực đồ khảo), nại hà thảo (Ngô-Phổ bản thảo)

Tên khoa học: Anemone Pulsatilla

Tác dụng

Cây bạch đầu ông dùng để làm gì?

Cây bạch đầu ông là một loài thực vật. Các bộ phận mọc trên mặt đất của cây bạch đầu ông thường được dùng để giảm đau trong bệnh lý viêm mào tinh hoànviêm tinh hoàn ở bệnh nhân nam và đau bụng kinh và đau buồng trứng ở bệnh nhân nữ.

Cây bạch đầu ông cũng được dùng trong điều trị đau đầu do căng thẳng, chứng tăng động, mất ngủ, mụn nhọt, hen suyễn và các bệnh về phổi, đau tai, chứng đau nửa đầu, đau thần kinh, đau thắt lưng, rối loạn tiêu hoá và rối loạn hệ tiết niệu.

Khi dùng ngoài da, cây bạch đầu ông giúp điều trị mụn nhọt, nhiễm trùng da do vi khuẩn, viêm da.

Cây bạch đầu ông có thể được kê đơn cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ, nhà thảo dược để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của cây bạch đầu ông là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của vị thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cây bạch đầu ông. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng cây bạch đầu ông có thể giúp giảm đau, sốt, co thắt, diệt khuẩn và an thần.

Liều dùng

Liều dùng thông thường cho cây bạch đầu ông là gì?

Liều dùng thông thường của cây bạch đầu ông:

  • Dạng khô: bạn dùng ½ thìa cà phê cây bạch đầu ông khô cho vào 1 cốc nước sôi (khoảng 250ml). Bạn chờ khoảng 10 đến 15 phút. Bạn có thể dùng 3 lần mỗi ngày để đạt được tác dụng tốt nhất;
  • Dạng cồn thuốc: bạn dùng 1-2ml 3 lần mỗi ngày.

Liều dùng của cây bạch đầu ông có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cây bạch đầu ông là gì?

Cây bạch đầu ông được bào chế dưới dạng:

  • Thuốc viên;
  • Cây khô, cất với nước sôi;
  • Cồn thuốc.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây bạch đầu ông?

Bạn không nên dùng cây bạch đầu ông còn tươi, cả uống lẫn dùng ngoài da. Cây bạch đầu ông tươi có thể gây kích ứng miệng, cổ họng, đường tiêu hóa, đường tiết niệu, da. Việc dùng cây bạch đầu ông tươi cũng có thể gây phản ứng dị ứng. Khi bạn dùng cây bạch đầu ông tươi trên da, bạn có thể bị  phát ban, viêm và đỏ da.

Hiện nay, chưa có bằng chứng về tác dụng phụ và tính an toàn khi bạn dùng cây bạch đầu ông dạng khô.

Đây chưa phải là tất các tác dụng phụ của thảo dược này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng cây bạch đầu ông bạn nên lưu ý những gì?

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cây bạch đầu ông với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của cây bạch đầu ông như thế nào?

Không có đủ thông tin về việc sử dụng cây bạch đầu ông trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.

Tương tác

Cây bạch đầu ông có thể tương tác với những yếu tố nào?

Cây bạch đầu ông có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng cây bạch đầu ông. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Pulsatilla. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-633-Pulsatilla.aspx?activeingredientid=633 . Ngày truy cập 21/12/2016

Pulsatilla. https://www.allinahealth.org/CCS/doc/Thomson%20Alternative%20Medicine/48/10142.htm . Ngày truy cập 21/12/2016

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Thùy Trang Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Lá thường xuân có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng

Long nhãn: Không chỉ là món ăn mà còn là vị thuốc quý


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thùy Trang Phạm · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo