backup og meta

Butterbur

Butterbur

Tên thông thường: Blatterdock , bog rhubarb , bogshorns , butter-dock , butterbur , butterfly dock , coltsfoot , exwort , fuki (Japanese), pestilence-wort , pestwurz (German), Petadolex , Petaforce , Tesalin , ZE339

Tên khoa học: Petasites frigidus (L.) Fr

Tìm hiểu chung

Butterbur dùng để làm gì?

Butterbur được sử dụng để giảm đau, đau bụng, loét dạ dày, đau nửa đầu và các chứng đau đầu khác, ho kéo dài, ớn lạnh, lo lắng, dịch hạch, sốt, khó ngủ (mất ngủ), ho gà, hen xuyễn, sốt rét (viêm mũi dị ứng) và co thắt đường tiết niệu. Butterbur cũng được sử dụng để kích thích sự thèm ăn.

Một số người áp dụng butterbur lên da để làm lành vết thương.

Butterbur có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của butterbur là gì?

Butterbur có chứa các hóa chất có thể làm giảm co thắt và giảm sưng (viêm).

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của butterbur là gì?

Để ngăn ngừa nhức đầu migraine: chiết xuất rễ butterbur đặc biệt (Petadolex®, Weber & Weber®, GmbH & Co®, Đức) đã được sử dụng liều 50 đến 100mg hai lần mỗi ngày cùng với bữa ăn. Liều cao hơn dường như hoạt động tốt hơn. Liều dưới 50mg x 2 lần/ngày có thể không hiệu quả ở người lớn. Một số nhà nghiên cứu đề nghị dùng chiết xuất từ 4-6 tháng, sau đó giảm liều theo thời gian cho đến khi số lượng các chứng đau nửa đầu giảm. Liều đó sẽ được khuyến cáo.

Ở trẻ 6-9 tuổi bị chứng migraine, bạn cho trẻ uống liều 25mg x 2 lần/ngày; 50mg x 2 lần/ngày cho trẻ lớn hơn. Liều dùng ba lần mỗi ngày đã được sử dụng ở trẻ em không đáp ứng với liều dùng hai lần mỗi ngày.

Đối với viêm mũi dị ứng: chiết xuất butterbur cụ thể (ZE 339, Zeller AG) dùng một viên 3-4 lần/ngày. Chiết xuất butterbur (Petaforce®) với liều 50 mg mỗi ngày 2 lần cũng được dùng chữa viêm mũi dị ứng.

Liều dùng của butterbur có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Butterbur có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của butterbur là gì?

Butterbur có các dạng bào chế:

  • Bột
  • Chiết xuất chất lỏng
  • Rượu thuốc
  • Viên nang

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng butterbur?

Butterbur có thể gây ói mửa, nhức đầu, ngứa mắt, tiêu chảy, hen xuyễn, đau bụng, mệt mỏi và buồn ngủ. Tuy nhiên, butterbur ít gây buồn ngủ và mệt mỏi hơn cetirizine (Zyrtec®). Các sản phẩm của butterbur có thể gây phản ứng dị ứng ở những người dị ứng với cỏ dại, hoa cúc và các loại thảo mộc có liên quan khác.

Một số sản phẩm của butterbur chứa alkaloid pyrrolizidin (PAs) có thể làm hư gan, phổi, lưu thông máu và có thể gây ra ung thư.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng butterbur bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây butterbur hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng butterbur với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của butterbur như thế nào?

Các sản phẩm của butterbur chứa alkaloids pyrrolizidine (PAs) không an toàn khi uống hoặc dùng cho da bị nứt. Da bị tổn thương cho phép các hóa chất được hấp thu vào cơ thể. Không sử dụng các sản phẩm của butterbur trừ khi chúng được chứng nhận và dán nhãn không có PA.

Các sản phẩm butterbur không có chất PA có thể an toàn cho người lớn và trẻ em khi uống đúng cách. Chiết xuất gốc rễ không có chất PA an toàn khi sử dụng cho người lớn từ 16 tuần tuổi trở lên. Có một số bằng chứng cho thấy chất chiết xuất butterbur không chứa chất khô (Petadolex, Weber & Weber, GmbH & Co, Đức) có thể được sử dụng an toàn ở trẻ em từ 6 đến 17 tuổi trong thời gian tối đa là 4 tháng.

Không đủ thông tin về sự an toàn của việc sử dụng các sản phẩm butterbur không PA trên da. Không nên sử dụng butterbur.

Cảnh báo đặc biệt

Phụ nữ mang thai và cho con bú: dùng butterbur có thể không an toàn. Các chế phẩm bơ có chứa alkaloid pyrrolizidin (PAs) có thể gây dị tật bẩm sinh và tổn thương gan. Tốt nhất bạn không nên dùng thảo dược này trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Dị ứng với củ cải và các cây có liên quan: butterbur có thể gây dị ứng ở những người nhạy cảm với họ Asteraceae / Compositae. Các thành viên của họ này bao gồm ragweed, hoa cúc và nhiều loài khác. Nếu bạn bị dị ứng, hãy chắc chắn kiểm tra với chuyên viên y tế trước khi uống butterbur.

Bệnh gan: có một số lo ngại rằng butterbur có thể làm bệnh gan nặng hơn. Vì vậy, bạn không nên dùng butterbur.

Tương tác

Butterbur có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng butterbur.

Các sản phẩm có thể tương tác với butterbur bao gồm các thuốc làm tăng sự phá vỡ thuốc khác của gan (thuốc Cytochrome P450 3A4 (CYP3A4)).

Butterbur bị phá vỡ bởi gan. Một số chất hóa học hình thành khi gan phá vỡ butterbur có thể gây hại. Các loại thuốc làm cho gan phân hủy butterbur có thể làm tăng tác động độc hại của các hóa chất có trong butterbur.

Một số loại thuốc tương tác với thảo dược này bao gồm carbamazepine (Tegretol®), phenobarbital, phenytoin (Dilantin®), rifampin, rifabutin (Mycobutin®) và các loại khác.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Butterbur http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-649-butterbur.aspx?activeingredientid=649&activeingredientname=butterbur Ngày truy cập 12/07/2017

Butterbur https://www.drugs.com/npp/butterbur.html Ngày truy cập 12/07/2017

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Quyên Thảo

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Lá thường xuân có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng

Long nhãn: Không chỉ là món ăn mà còn là vị thuốc quý


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo