backup og meta

Epinephrine

Epinephrine

Tác dụng

Tác dụng của thuốc epinephrine là gì?

Thuốc này được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp để điều trị các phản ứng dị ứng nghiêm trọng do vết đốt/cắn của côn trùng, thực phẩm, thuốc, hoặc các chất khác. Epinephrine có tác dụng nhanh chóng để cải thiện hơi thở, kích thích tim, tăng huyết áp, chống phát ban, và làm giảm phù ở mặt, môi và cổ họng.

Thuốc được chỉ định điều trị cho các bệnh:

  • Glocom góc mở mạn tính
  • Cấp cứu ngừng tim
  • Sốc phản vệ
  • Cơn hen phế quản ác tính

Bạn nên dùng thuốc epinephrine như thế nào?

Thuốc thường được nhân viên y tế tiêm trong các trường hợp sốc phản vệ hay ngừng tuần hoàn nguy hiểm. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về việc dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bạn nên bảo quản epinephrine như thế nào?

Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc epinephrine cho người lớn là gì?

Liều thông thường cho người lớn bị sốc phản vệ

  • Tiêm tĩnh mạch: 2-10mcg/phút (1 mg trong 250 ml dung môi D5W hoặc 4 mcg/mL). Có thể tăng lên khi cần thiết để thích ứng với nhịp tim và huyết áp. Hiếm khi cần dùng liều cao đến 20 mcg/phút.
  • Đặt nội khí quản: 1mg (10 ml của dung dịch 1: 10.000) một lần, theo sau là 5 lần xịt hơi nhanh.
  • Tiêm trong tim: 0,3-0,5mg (3-5 ml của dung dịch 1: 10.000) bằng cách tiêm trực tiếp vào thất trái một lần.

Liều thông thường cho người lớn không có nhịp tim

  • Tiêm tĩnh mạch: 0,5-1 mg (5-10 ml của dung dịch 1:10.000) một lần. Có thể được lặp đi lặp lại mỗi 3-5 phút khi cần thiết. Nếu đáp ứng không đủ với 1 mg, hãy tăng liều điều trị (2-5 mg) mỗi 3-5 phút, tăng dần 1, 3, sau đó 5 mg mỗi 3 phút, hoặc 0,1 mg/kg mỗi 3-5 phút.
  • Đặt nội khí quản: 1mg (10 ml của dung dịch 1:10.000) một lần, theo sau là 5 lần xịt hơi nhanh.
  • Tiêm trong tim: 0,3-0,5mg (3-5 ml của dung dịch 1:10.000) bằng cách tiêm trực tiếp vào thất trái một lần.

Liều phân ly điện tim thông thường cho người lớn 

  • Tiêm tĩnh mạch: 0,5-1mg (5-10ml của dung dịch 1: 10.000) một lần. Có thể được lặp đi lặp lại mỗi 3-5 phút khi cần thiết. Nếu đáp ứng không đủ ở 1 mg, hãy điều trị liều cao (2-5 mg) mỗi 3-5 phút, tăng dần 1, 3, sau đó 5 mg mỗi 3 phút, hoặc 0,1 mg/kg mỗi 3-5 phút.
  • Đặt nội khí quản: 1mg (10ml của dung dịch 1: 10.000) một lần, theo sau là 5 lần xịt hơi nhanh.
  • Tiêm bắp trong tim: 0,3-0,5mg (3-5ml của dung dịch 1: 10.000) bằng cách tiêm trực tiếp vào thất trái một lần.

Liều thông thường cho người lớn bị block nhĩ thất 

  • Tiêm tĩnh mạch: 0,5-1mg (5-10ml của dung dịch 1: 10.000) một lần. Có thể được lặp đi lặp lại mỗi 3-5 phút khi cần thiết. Nếu đáp ứng không đủ ở 1mg, điều trị với liều cao (2-5mg) mỗi 3-5 phút, tăng dần 1, 3, sau đó 5 mg mỗi 3 phút, hoặc 0,1 mg/kg mỗi 3-5 phút.

Liều thông thường dành cho người lớn mắc bệnh hen suyễn cấp tính

  • Tiêm dưới da: 0,1-0,5mg (0,1-0,5 ml của dung dịch 1: 1000). Có thể được lặp đi lặp lại mỗi 20 phút một lần sau mỗi 4 giờ khi cần thiết.
  • Tiêm hỗn dịch dưới da: 0,5mg (0,1 ml của dung dịch 1: 200) một lần. Có thể cần dùng thêm liều 0,5-1mg nhưng cách xa ít nhất 6 giờ.
  • Tiêm bắp: 0,1-0,5mg (0,1-0,5 ml của dung dịch 1: 1000). Có thể được lặp đi lặp lại mỗi 20 phút một lần sau mỗi 4 giờ khi cần thiết.
  • Khí dung: 160-220mcg (1 lần hít) một lần. Lần hít bổ sung có thể được sử dụng sau ít nhất một phút. Liều tiếp theo dùng sau ít nhất ba giờ.
  • Xông hít: 1-3 lần hít (8-10 giọt dung dịch 1%) một lần. Nếu không thấy khỏe hơn trong vòng 5 phút, có thể cần lặp lại liều thuốc thêm 1 lần nữa. Lặp lại sau ít nhất mỗi 3 giờ.
  • Các nhịp thở áp lực dương ngắt quãng: 0,3mg (0,03 ml của dung dịch 1: 100) một lần. Cần dùng liều khuyến cáo tối thiểu cho mỗi lần hít có thể chịu đựng được để có cải thiện. Hầu hết các bệnh nhân đáp ứng tốt trong vòng 15 phút. Liều này có thể được lặp đi lặp lại một lần mỗi 3-4 giờ khi cần thiết.

Liều thông thường cho người lớn mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhcấp tính

  • Tiêm dưới da: 0,1-0,5 mg (0,1-0,5 ml của dung dịch 1:1000). Có thể được lặp đi lặp lại mỗi 20 phút một lần sau mỗi 4 giờ khi cần thiết.
  • Tiêm hỗn dịch dưới da: 0,5 mg (0,1 ml của dung dịch 1:200) một lần. Có thể cần dùng thêm liều 0,5-1 mg nhưng cách xa ít nhất 6 giờ.
  • Tiêm bắp: 0,1-0,5 mg (0,1-0,5 ml của dung dịch 1:1000). Có thể được lặp đi lặp lại mỗi 20 phút một lần sau mỗi 4 giờ khi cần thiết.
  • Khí dung: 160-220 mcg (1 lần hít) một lần. Lần hít bổ sung có thể được sử dụng sau ít nhất một phút. Liều tiếp theo sau ít nhất ba giờ.
  • Xông hít: 1-3 lần hít (8-10 giọt của dung dịch 1%) một lần. Nếu không thấy khỏe hơn trong vòng 5 phút, có thể cần lặp lại liều thuốc thêm 1 lần nữa. Lặp lại sau ít nhất mỗi 3 giờ.
  • Các nhịp thở áp lực dương ngắt quãng: 0,3 mg (0,03 ml của dung dịch 1:100) một lần. Cần dùng liều khuyến cáo tối thiểu cho mỗi lần hít có thể chịu đựng được để có cải thiện. Hầu hết các bệnh nhân đáp ứng tốt trong vòng 15 phút. Liều này có thể được lặp đi lặp lại một lần mỗi 3-4 giờ khi cần thiết.

Liều thông thường cho người lớn bị dị ứng

  • Tiêm dưới da: 0,1-0,5 mg (0,1-0,5 ml của dung dịch 1:1000). Có thể được lặp lại mỗi 20 phút một lần sau mỗi 4 giờ khi cần thiết.
  • Tiêm hỗn dịch dưới da: 0,5 mg (0,1 ml của dung dịch 1:200) một lần. Có thể cần dùng thêm liều 0,5-1 mg nhưng cách xa ít nhất mỗi 6 giờ.
  • Tiêm bắp: 0,1-0,5 mg (0,1-0,5 ml của dung dịch 1:1000). Có thể được lặp lại mỗi 10-15 phút.
  • Tiêm tĩnh mạch: 0,1-0,25 mg (1 đến 2,5 ml của dung dịch 1:10.000) một lần, tiêm chậm và thận trọng trong vòng 5-10 phút. Liều có thể lặp lại mỗi 5 đến 15 phút khi cần thiết và nếu cơ thể dung nạp. Trong một số trường hợp sốc phản vệ nặng, truyền tĩnh mạch epinephrine (1 mg trong 250 ml dung môi D5W, hoặc 4 mcg/ml) có thể được bắt đầu truyền với tốc độ ở 1-4 mcg/phút (15-60 mL/giờ).

Epinephrine có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc có những dạng và hàm lượng sau:

  • Dung dịch xông, thuốc hít: 2,25%.
  • Dung dịch, thuốc tiêm: 0,1 mg/mL (10 mL); 1 mg/mL (1 mL).
  • Dung dịch, thuốc tiêm, dạng muối hydrochloride: 1 mg/mL.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng epinephrine?

mệt mỏi

Trước khi sử dụng epinephrine lần thứ hai, liên hệ bác sĩ nếu liều tiêm đầu tiên của bạn gây tác dụng phụ nghiêm trọng như sự khó thở, huyết áp tăng cao gây nguy hiểm (nhức đầu, mờ mắt, ù tai, lo lắng, choáng váng, đau ngực, khó thở, tim đập không đều, co giật).

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc epinephrine bạn nên biết những gì?

Thuốc chống chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Bệnh tim mạch nặng, tăng huyết áp
  • Xơ vữa động mạch
  • Cường giáp chưa được điều trị ổn định
  • Ngừng tim do rung tâm thất
  • Tiểu đường
  • Tăng nhãn áp
  • Người bị glôcôm góc hẹp, có nguy cơ bị glocom góc đóng
  • Bị tiểu do tắc nghẽn
  • Người đang gây mê bằng nhóm halogen có thể dẫn đến tác dụng phụ là rung thất

Phụ nữ mang thai và cho con bú: thuốc có thể đi qua nhau thai, vào vòng tuần hoàn thai nhi nhưng với một lượng rất ít, không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Nhìn chung, thuốc an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, tốt nhất bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Tương tác thuốc

Epinephrine có thể tương tác với thuốc nào?

tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Không dùng thuốc adrenalin với các thuốc:

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới epinephrine không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến epinephrine?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Hen phế quản
  • Tiểu đường tuýp 2
  • Bệnh mắt
  • Bệnh tim hoặc bệnh mạch máu
  • Tăng huyết áp
  • Cường giáp
  • Phẫu thuật nha khoa về nướu.

Khẩn cấp/Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Epinephrine. http://www.webmd.com/drugs/2/drug-5762/epinephrine-bitartrate/details. Ngày truy cập 1/11/2015

Phiên bản hiện tại

26/01/2021

Tác giả: Tran Pham

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Tức ngực khó thở là bệnh gì?

Khó thở về đêm là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Tran Pham · Ngày cập nhật: 26/01/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo