backup og meta

Giải đáp: Dị ứng hải sản kéo dài bao lâu​? Làm sao giảm nhẹ triệu chứng?

Giải đáp: Dị ứng hải sản kéo dài bao lâu​? Làm sao giảm nhẹ triệu chứng?

Tình trạng dị ứng hải sản kéo dài bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn chăm sóc cơ thể. Nếu ăn uống lành mạnh và đủ chất, tránh xa các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng, các triệu chứng dị ứng khó chịu có thể biến mất chỉ trong vài ngày đấy.

Dị ứng hải sản có thể dẫn đến các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, phát ban hay nặng hơn là nôn, chóng mặt, khó thở… Thế nhưng chỉ cần bổ sung dinh dưỡng và chăm sóc bản thân đúng cách, bạn sẽ không còn phải băn khoăn dị ứng hải sản kéo dài bao lâu. 

Dị ứng hải sản nguy hiểm như thế nào?

Dị ứng hải sản là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng bất thường với protein của một số loại hải sản mà bạn ăn. Đây là hiện tượng khá phổ biến và xảy ra quanh năm. Người mắc chứng này có thể dị ứng với nhiều loại hải sản khác nhau như tôm, cá, cua, mực, sò… 

Với những trường hợp dị ứng nhẹ, người bệnh thường chỉ thấy ngứa ngáy, khó chịu ngoài da. Những tình trạng này sẽ tự biến mất sau vài giờ nếu bạn không tiếp tục sử dụng hải sản nữa. Tuy nhiên, tình trạng dị ứng hải sản nặng có thể gây ra nôn mửa, nghẹt thở, khó thở, chóng mặt, sưng môi hay lưỡi… Trong một số trường hợp, dị ứng hải sản còn có thể dẫn tới những tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như sốc phản vệ và trụy tim nếu không được cấp cứu kịp thời. 

Giải đáp thắc mắc: Dị ứng hải sản kéo dài bao lâu?

Bạn có từng băn khoăn về việc bị dị ứng hải sản bao lâu thì khỏi hay dị ứng hải sản bao lâu thì hết? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây, bạn đừng bỏ lỡ! 

Tùy vào mức độ bệnh mà chứng dị ứng hải sản có thể kéo dài trong khoảng vài giờ hoặc cũng có thể lên đến 2-3 ngày. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, tình trạng dị ứng hải sản có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.

Bên cạnh mức độ dị ứng, thời gian phục hồi sau khi bị dị ứng hải sản còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người và chất gây dị ứng. Ngoài ra, phương pháp điều trị cũng như chế độ ăn uống và nghỉ ngơi của người bệnh cũng có sự tác động không nhỏ tới thời gian lành bệnh.

Bật mí 3+ cách rút ngắn thời gian bị dị ứng hải sản

dị ứng hải sản kéo dài bao lâu

Ngoài việc đi tìm câu trả lời cho thắc mắc dị ứng hải sản bao lâu thì khỏi nhiều người cũng tìm kiếm các phương pháp giúp làm nhẹ triệu chứng. Theo các chuyên gia sức khỏe, để rút ngắn các tình trạng khó chịu như nổi mề đay hay mẩn ngứa khi bị dị ứng hải sản, bạn hãy thay đổi chế độ ăn uống và cách chăm sóc bản thân. Một số cách bạn có thể thử là:

1. Uống mật ong pha nước ấm

Mật ong được xem là chất chống dị ứng tự nhiên có thể giúp cải thiện các tình trạng dị ứng, kể cả tình trạng dị hải sản. Loại thảo dược tự nhiên này có đặc tính khử trùng nên có thể tiêu diệt các vi khuẩn có hại, từ đó giúp giảm tình trạng mẩn ngứa khi nổi mề đay.

Uống mật ong pha nước ấm trị dị ứng hải sản bao lâu thì khỏi? Bạn có thể pha mật ong với nước ấm để uống trong khoảng 2-3 ngày kể từ sau khi bị dị ứng hải sản để giảm nhẹ các triệu chứng. Nguyên do là bởi nước mật ong có thể giúp cải thiện các triệu chứng dị ứng khó chịu rất tốt. Bên cạnh đó, mật ong còn giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ hệ tiêu hóa nhờ lượng dưỡng chất và khoáng chất như canxi, kali, sắt… dồi dào.

2. Uống nước chanh tươi

Nước chanh tươi là thức uống hữu ích nếu bạn bị dị ứng hải sản, đặc biệt là dị ứng tôm. Chanh có chứa axit ascorbic, một chất giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và duy trì các mô liên kết trong cơ thể.

3. Uống nước ép rau củ quả

Việc tiêu thụ các loại nước ép rau củ quả sẽ giúp bạn bổ sung dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, từ đó có thể chống lại các tác nhân gây dị ứng bên ngoài. Không những vậy, nước ép rau củ quả còn rất hữu ích trong việc thanh lọc cơ thể và giảm sưng lưỡi nữa đấy. 

4. Các biện pháp khác 

Ngoài việc bổ sung chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ hệ miễn dịch, bạn cũng có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và cách chăm sóc cơ thể để hồi phục nhanh hơn. Một số cách bạn có thể thử là:

  • Cẩn trọng khi sử dụng một số thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, thịt bò, thức ăn lên men, thức uống gây kích thích… Những ai dị ứng hải sản cũng cũng có nguy cơ dị ứng với những thực phẩm kể trên.
  • Ưu tiên các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như cháo trắng, khoai tây nghiền, súp, bánh mì nướng và các loại trái cây mềm.
  • Nếu bị nôn hay tiêu chảy do dị ứng thực phẩm, bạn nên bù nước và chất điện giải cho cơ thể bằng cách uống dung dịch có pha oresol
  • Hạn chế các loại thực phẩm cay nóng cũng như rượu bia và chất kích thích để tránh làm cho tình trạng dị ứng diễn biến nặng và kéo dài hơn.

Việc bị dị ứng hải sản tuy có thể gây ra nhiều tình trạng khó chịu như ngứa ngáy, nổi mẩn hay sưng môi, mặt, lưỡi… Thế nhưng, nếu biết cách bổ sung dinh dưỡng và chăm sóc cơ thể thì bạn không cần băn khoăn dị ứng hải sản kéo dài bao lâu. Các triệu chứng sẽ rất nhanh biến mất nếu bạn tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, hạn chế chất kích thích và có chế độ ăn uống lành mạnh.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

 

Shellfish Allergy https://acaai.org/allergies/types/food-allergies/types-food-allergy/shellfish-allergy Ngày truy cập 01/8/2021

Shellfish allergy https://www.foodallergy.org/living-food-allergies/food-allergy-essentials/common-allergens/shellfish  Ngày truy cập 01/8/2021

Shellfish allergy

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/shellfish-allergy/symptoms-causes/syc-20377503#:~:text=Shellfish%20allergy%20symptoms%20generally%20develop,nasal%20congestion%20or%20trouble%20breathing Ngày truy cập 01/8/2021

What to know about shellfish allergies https://www.medicalnewstoday.com/articles/325559  Ngày truy cập 01/8/2021

Shellfish Allergies https://www.healthline.com/health/allergies/shellfish Ngày truy cập 01/8/2021

Phiên bản hiện tại

09/08/2023

Tác giả: Như Vũ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Mẹo dự phòng mày đay mùa du lịch

Bị dị ứng cua đồng có triệu chứng gì, cách phòng ngừa ra sao?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 09/08/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo