Nhuộm tóc bị rát da đầu có phải là dấu hiệu dị ứng thuốc nhuộm tóc? Bạn có biết một số thành phần trong thuốc nhuộm tóc có thể gây ra các triệu chứng dị ứng từ nhẹ đến cực kỳ nghiêm trọng như rát da đầu, da phồng rộp… Để tránh bị dị ứng, bạn cần tìm hiểu và chú ý đến các thành phần này trước khi sử dụng.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chuyển sang sử dụng các loại thuốc nhuộm không gây dị ứng, có nguồn gốc thiên nhiên đã được kiểm chứng để an toàn hơn. Xem ngay những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi để hiểu hơn về tình trạng dị ứng thuốc nhuộm tóc nhé!
Tổng quan về tình trạng dị ứng thuốc nhuộm tóc
Các sản phẩm tạo màu tóc (thuốc nhuộm tóc) thường chứa rất nhiều thành phần gây kích ứng da và dị ứng. Hầu hết các trường hợp viêm da tiếp xúc do dị ứng thuốc nhuộm tóc đều xuất phát từ việc tiếp xúc với thành phần paraphenylenediamine (PPD) có trong sản phẩm làm đẹp này.
Không chỉ có trong thuốc nhuộm tóc, hóa chất PPD còn được tìm thấy trong thành phần của mực xăm tạm thời, mực máy in và xăng. Trong các sản phẩm thuốc nhuộm tóc bày bán trên thị trường, PPD thường được được đóng trong chai riêng và đi kèm một chất oxy hóa.
Khi được kết hợp với nhau, PPD sẽ bị oxy hóa một phần và gây ra phản ứng dị ứng ở những người có cơ địa nhạy cảm.
Nhuộm tóc bị rát da đầu có phải là triệu chứng dị ứng với thuốc nhuộm tóc?
Nhuộm tóc bị rát da đầu, nhuộm tóc bị ngứa da đầu, nhuộm tóc bị xót da đầu… là những hiện tượng rất thường gặp và khiến nhiều người băn khoăn không biết có gây hại cho sức khỏe hay không.
Thực tế, nguyên nhân gây ra các triệu chứng dị ứng với thuốc nhuộm tóc có thể là do cơ thể mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc nhuộm hoặc cũng có thể là do bạn bị dị ứng với thuốc nhuộm.
Nhuộm tóc bị rát da đầu có sao không hay dị ứng thuốc nhuộm tóc có nguy hiểm không? Câu trả lời là “có”. Bởi nếu là dị ứng với thuốc nhuộm tóc, bạn có thể gặp phải các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Chúng thường xảy ra ngay lập tức hoặc trong vòng 48 giờ sau khi bạn tiếp xúc với thuốc nhuộm. Các triệu chứng thường gặp phải bao gồm:
- Cảm giác châm chích và nóng rát trên da đầu, mặt và cổ
- Phồng rộp da
- Da đầu, da mặt sưng và ngứa
- Sưng mí mắt, môi, tay và chân
- Nổi mẩn đỏ ở nhiều vị trí trên cơ thể
Trong một số trường hợp, dị ứng với thuốc nhuộm tóc còn có thể dẫn đến tình trạng sốc phản vệ – một phản ứng cấp tính có thể gây tử vong. Để giảm thiểu rủi ro, các trường hợp bị sốc phản vệ cần phải được cấp cứu kịp thời và đúng cách. Các triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:
- Các phản ứng ở da như châm chích, nóng rát, sưng và phát ban
- Sưng họng và lưỡi
- Khó thở
- Ngất xỉu
- Nôn mửa…
Trường hợp gặp phải một trong các triệu chứng này, bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và chăm sóc y tế kịp thời.
Mách bạn cách xử lý khi bị dị ứng thuốc nhuộm tóc
Nhiều chị em từng băn khoăn dị ứng thuốc nhuộm tóc phải làm sao hay nhuộm tóc bị rát da đầu phải làm sao hay cách xử lý khi bị dị ứng thuốc nhuộm tóc? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.
Khi bị dị ứng với thuốc nhuộm, nhiều người sẽ đi tìm cách khắc phục dị ứng thuốc nhuộm tóc nhanh chóng tại nhà nhằm giúp giảm nhanh triệu chứng. Theo các chuyên gia, tình trạng dị ứng thuốc nhuộm tóc có thể được xử lý bằng các biện pháp đơn giản tại nhà như:
- Nếu phản ứng dị ứng là tức thời và không nghiêm trọng, bạn hãy dùng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ để rửa và gội sạch vùng da đầu tiếp xúc với thuốc nhuộm.
- Thoa dung dịch thuốc tím (kali permanganat) vào khu vực bị ảnh hưởng. Dung dịch này giúp oxy hóa hoàn toàn PPD và đẩy lùi tình trạng dị ứng.
- Điều trị các triệu chứng viêm da tiếp xúc (như phát ban da và ngứa) bằng các loại kem bôi corticosteroid không kê đơn. Loại kem bôi này có thể sử dụng được tại các vùng da như mặt, cổ và nhiều vị trí khác trên cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên tránh để chúng tiếp xúc trực tiếp với mắt và miệng.
- Sử dụng dầu gội có chứa corticosteroid để điều trị dị ứng
- Sử dụng oxy già (hydro peroxide) để sát trùng nhẹ, làm dịu da, giảm kích ứng và phồng rộp
- Dùng thuốc kháng histamine đường uống để hạn chế tình trạng viêm và ngứa.
Ngoài ra, một đáp án khác cho câu hỏi cách xử lý khi bị dị ứng thuốc nhuộm tóc là bạn cũng có thể chữa dị ứng thuốc nhuộm tóc bằng hỗn hợp chanh tươi và giấm gạo như sau:
- Dùng 3 thìa giấm trộn với nước cốt chanh tươi
- Thoa lên tóc sau khi đã gội đầu và ủ trong khoảng 1 giờ
- Sau đó, gội đầu lại bằng nước sạch. Kiên trì thực hiện mỗi ngày, tình trạng dị ứng sẽ nhanh chóng biến mất.
Vậy bị dị ứng thuốc nhuộm tóc bao lâu thì khỏi? Câu trả lời là song song với việc áp dụng các biện pháp kể trên để làm dịu triệu chứng, bạn có thể cần đợi đến vài ngày để các triệu chứng thuyên giảm. Tùy vào phản ứng dị ứng cũng như sự chăm sóc và cơ địa của bạn mà thời gian khỏi sẽ khác nhau.
Nếu các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn các loại thuốc corticosteroid theo toa ở dạng kem bôi, thuốc nhỏ tai, thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống.
Các thành phần có thể gây dị ứng trong thuốc nhuộm
Nguyên nhân dị ứng thuốc nhuộm tóc hay nhuộm tóc rát da đầu là do đâu? Theo các chuyên gia sức khỏe, thuốc nhuộm tóc chứa nhiều PPD là sản phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao nhất. Tuy nhiên, người tiêu dùng lại thường bị đánh lừa bởi các thông tin in trên bao bì, chẳng hạn như thành phần tự nhiên, chiết xuất từ thảo dược…
Do đó, cách duy nhất để nhận biết một loại thuốc nhuộm có nguy cơ gây dị ứng hay không là tìm hiểu các thành phần của nó. Các thành phần mà bạn cần chú ý là:
- Phenylenediamine
- Paraphenylenediamine
- PPD
- PPDA
- P-diaminobenzene
- P-phenylenediamine
- 4-phenylenediamine
- 4-aminoanilin
- 1,4-diaminobenzene
- 1,4-benzeniamine
Thuốc nhuộm tóc màu đen và nâu sẫm là những loại thuốc nhuộm có nồng độ PPD lớn nhất. Do đó, bạn nên tránh sử dụng các loại màu này nếu bị mẫn cảm hoặc dị ứng với PPD. Tuy nhiên, PPD không phải là thành phần duy nhất có thể gây ra phản ứng dị ứng. Các triệu chứng tương tự cũng có thể xảy ra do các thành phần khác trong thuốc nhuộm tóc, chẳng hạn như ammonia, resorcinol và peroxide.
Để tránh gặp phải phản ứng dị ứng, bạn có thể lựa chọn các loại thuốc nhuộm tóc không gây dị ứng có nguồn gốc tự nhiên, chẳng hạn như thuốc nhuộm henna.
Cách ngăn ngừa tình trạng dị ứng
Làm thế nào để ngăn ngừa nguy cơ dị ứng thuốc nhuộm tóc hay dị ứng da đầu khi nhuộm tóc, dị ứng thuốc nhuộm tóc phải làm sao để ngăn ngừa? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây.
Bạn có thể gặp phải phản ứng dị ứng đối với bất kỳ loại thuốc nhuộm tóc nào, kể cả bạn đã từng sử dụng chúng trước đây. Do đó, việc kiểm tra thành phần thuốc trước khi sử dụng là điều vô cùng quan trọng và cần thiết, kể cả khi sản phẩm đó được quảng cáo là thuốc nhuộm tóc không gây dị ứng.
Khi có biểu hiện dị ứng, bạn nên ngừng sử thuốc nhuộm ngay lập tức. Lúc này, hệ thống miễn dịch của bạn bắt đầu trở nên nhạy cảm hơn với hóa chất. Việc tiếp tục sử dụng sẽ khiến tình trạng dị ứng trở nên tồi tệ hơn.
Bên cạnh thuốc nhuộm tóc, mực dùng trong các hình xăm tạm thời cũng sử dụng loại mực xăm màu đen có chứa một lượng PPD nhất định. Lượng PPD này sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch của bạn trở nên mẫn cảm và dễ bị dị ứng.
Những người mẫn cảm với PPD cũng có thể bị dị ứng với các chất khác, chẳng hạn như thuốc gây tê (Benzocaine và Procaine). Do đó, bạn nên thông báo cho bác sĩ về tiền sử dị ứng của mình trước khi thực hiện các thủ thuật cần dùng đến thuốc gây tê.
Nhìn chung, các thành phần được sử dụng để sản xuất thuốc nhuộm tóc có thể gây ra tình trạng dị ứng. Trong đó, PPD trong thuốc nhuộm tóc là tác nhân chủ yếu nhất. Do đó, trước khi sử dụng, bạn nên kiểm tra xem trong thành phần của thuốc nhuộm có PPD hoặc loại hóa chất đã được nêu ở trên có thể gây dị ứng hay không.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chuyển sang sử dụng các loại thuốc nhuộm có thành phần tự nhiên hơn để phòng tránh dị ứng thuốc nhuộm tóc.
[embed-health-tool-bmr]