Ngứa nổi mề đay toàn thân như tay, chân, bụng, lưng, cổ,… khiến bạn ngứa ngày, khó chịu và ảnh hưởng cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Bạn không biết nguyên nhân của tình trạng này và cách điều trị sao cho khỏi?
Cùng tìm hiểu tình trạng ngứa nổi mề đay toàn thân qua bài viết dưới đây!
Ngứa nổi mề đay toàn thân là gì?
Ngứa nổi mề đay toàn thân là tình trạng những vết sưng đỏ nổi lên trên da khắp người. Ngứa nổi mề đay xảy ra khi cơ thể có phản ứng dị ứng, nghĩa là cơ thể báo hiệu hệ thống miễn dịch đang tiếp xúc với chất gây dị ứng. Trong đó, protein là chất gây dị ứng ở những người có cơ địa nhạy cảm (mặc dù protein vô hại với nhiều người).
- Nổi mề đay toàn thân thường gây ngứa, nóng rát hoặc châm chích toàn thân.
- Vết sưng đỏ có thể nhỏ bằng đầu ngón tay hoặc to hơn. Các nốt mề đay liên kết với nhau tạo thành các mảng đỏ.
Tình trạng ngứa nổi mề đay toàn thân có xu hướng biến mất trong vòng 24 giờ hoặc kéo dài trong vài ngày hay lâu hơn.
>>> Tìm hiểu thêm: Bé bị nổi mề đay quấy khóc, mẹ làm gì để con nhanh hết bệnh?
Triệu chứng nổi mề đay toàn thân:
- Nổi vết sưng màu hồng, ở giữa hồng nhạt
- Phát ban trông giống như muỗi đốt
- Kích thước của các mảng như tổ ong thay đổi từ 12 mm đến vài centimet
- Phát ban ngứa ngáy
Nguyên nhân ngứa nổi mề đay toàn thân
Nổi mề đay ngứa toàn thân là bệnh gì? Nổi mề đay toàn thân có thể do một số yếu tố như nhiễm virus, nhiễm khuẩn và các dị ứng khác nhau. Nguyên nhân khiến tình trạng ngứa nổi mề đay toàn thân lan rộng nhanh như:
- Nhiễm virus: Nguyên nhân phổ biến nhất của ngứa nổi mề đay toàn thân là do nhiễm virus. Các triệu chứng khác như sốt, ho hoặc tiêu chảy cũng xuất hiện. Phát ban có thể kéo dài 3 ngày. Lưu ý đây không phải là hiện tượng dị ứng.
- Nhiễm khuẩn: Một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây nổi mề đay ngứa toàn thân, chẳng hạn do nhiễm Strep.
- Phản ứng thuốc: Nổi mề đay toàn thân có thể do thuốc penicillin. Hầu hết các phát ban bắt đầu khi dùng kháng sinh là phát ban do virus. Các xét nghiệm dị ứng 90% là bình thường, chỉ 10% trường hợp là dị ứng thuốc.
- Dị ứng thức ăn: Theo thống kê thực phẩm có nguy cơ cao gây dị ứng chẳng hạn như đậu phộng. Vì vậy bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia để xem cơ thể bạn dị ứng với những thực phẩm nào đối với những người mẫn cảm. Nổi mề đay ngứa toàn thân do thực phẩm thường hết trong 6 giờ, còn phát ban nhiễm trùng kéo dài trong nhiều ngày. Phát ban do thức ăn chiếm 3%.
- Ong đốt: Phát ban lan rộng sau khi bị ong đốt có thể là một phần của phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ dị ứng.
- Sốc phản vệ (rất nghiêm trọng): Mề đay nổi đột ngột kèm theo triệu chứng khó thở hoặc khó nuốt. Đây là phản ứng dị ứng nghiêm trọng nhất, bắt đầu trong vòng 30 phút sau khi người bệnh ăn phải đồ dị ứng và trong vòng 2 giờ sau khi tiếp xúc dị nguyên.
- Không xác định: Hơn 30% trường hợp không xác định được nguyên nhân của ngứa nổi mề đay toàn thân
Điều trị ngứa nổi mề đay toàn thân
Để kiểm soát cơn ngứa toàn thân nổi mề đay, bạn nên tránh những thứ có thể khiến tình trạng nổi mề đay lan rộng nghiêm trọng hơn và có những cách điều trị phù hợp như:
>>> Tìm hiểu: 9 cách trị nổi mề đay tại nhà hiệu quả, giảm nhanh mẩn ngứa
Đối với mề đay toàn thân nhẹ
- Sử dụng thuốc kháng histamine theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tắm nước mát hoặc chườm mát. Làm ướt khăn mặt hoặc khăn tắm bằng nước lạnh, vắt ráo nước rồi đắp lên vùng da ngứa nổi mề đay toàn thân.
- Chơi trò chơi hoặc đọc sách để có thể quên và tránh gãi ngứa nhiều.
Đối với ngứa nổi mề đay toàn thân nghiêm trọng hơn
- Lúc này, bạn cần thăm khám các sĩ để được kê đơn thuốc kháng histamine, steroid (chẳng hạn như prednisone) hoặc tiêm thuốc.
- Nếu cơ thể dễ bị phản ứng với thuốc nghiêm trọng (sốc phản vệ), bạn sẽ cần báo với bác sĩ trước khi kê đơn và tiêm thuốc.
>>> Tham khảo: Tìm hiểu 5 loại thuốc trị nổi mề đay phổ biến hiện nay
Cách trị ngứa nổi mề đay tại nhà bằng mẹo dân gian
Một số mẹo dân gian từ thời ông bà xa xưa giúp giảm ngứa nổi mề đay toàn thân như:
- Trị ngứa nổi mề đay bằng muối: Bạn sử dụng nước muối loãng, rửa trực tiếp lên vùng da nổi ngứa mần đỏ, cuối cùng rửa sạch lại với nước sạch.
- Giảm nổi mề đay toàn thân bằng lá tía tô: Rửa sạch và cách nhỏ, vắt lấy nước lá tía tô uống. Bạn có thể nấu nước lá tía tô để tắm hàng ngày.
- Trị mề đay bằng lá khế: Dùng lá khế sao nóng rồi chườm lên vùng da nổi mề đay hoặc nấu nước lá khế để tắm cũng giúp giảm ngứa và tình trạng mề đay toàn thân.
>>> Xem thêm: Nổi mề đay tắm lá gì nhanh khỏi? Top 10 loại lá trị mề đay
Lưu ý những cách dân gian này mặc dù dễ kiếm và dễ thực hiện nhưng chưa có nghiên cứu, bằng chứng nào cho thấy tính hiệu quả của các phương pháp trên. Vì vậy những mẹo dân gian này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn có thể áp dụng cho tình trạng nổi mề đay ngứa toàn thân nhẹ, không thay thế cho các phương pháp y khoa.
Bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và tham vấn cách điều trị ngứa nổi mề đay toàn thân an toàn và hiệu quả. Hy vọng bạn đọc hiểu rõ hơn tình trạng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa ngáy và nổi mề đay toàn thân qua bài viết trên.