backup og meta

8 cách trị da mặt bị đỏ giúp bạn hết tự ti

8 cách trị da mặt bị đỏ giúp bạn hết tự ti

Da mặt bị đỏ hay hồng ban (rosacea) là chứng bệnh da liễu không chỉ khiến bạn tự ti trong giao tiếp mà còn gây khó chịu với những vết mụn đau đớn. Bạn có thể áp dụng những cách trị da để cải thiện triệu chứng và có gương mặt sáng hồng, rạng rỡ.

Chứng đỏ mặt là một dạng bệnh về da gây tình trạng mẩn đỏ ở mặt trong thời gian dài, tạo ra các mụn đỏ nhỏ có chứa mủ. Đối với nhiều người, chứng bệnh này không chỉ khiến bạn bị đỏ mặt mà còn gây ra các tình trạng khác như mụn trứng cá, kích ứng mắt và khiến da dày cộm lên. Bạn cũng có thể cảm thấy da mình bị nóng rát, châm chích ở vùng da bị ửng đỏ.

Hiệp hội Rosacea Quốc gia Mỹ cho biết chứng đỏ mặt khá phổ biến ở nhiều quốc gia. Tại sao da mặt bị đỏ khi ra nắng? Một số nguyên nhân gây ra như:

  • Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (tia UV)
  • Tắm nước nóng
  • Thức ăn cay và đồ uống có cồn, caffein
  • Do mãn kinh
  • Căng thẳng

Bạn có thể áp dụng 8 cách dưới đây để giúp làn da của mình trở nên rạng rỡ và đều màu hơn.

1. Tránh những thực phẩm khiến da bị đỏ

Da mặt bị đỏ
Tránh những thực phẩm khiến da bị đỏ

Mặt bị đỏ làm sao hết? Khi gặp tình trạng đỏ mặt, bạn nên tránh ăn những thực phẩm cay, rượu, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì những thực phẩm này thường làm tăng tình trạng da mặt đỏ ửng. Bạn cũng cần để ý đến các sản phẩm chăm sóc da của mình bởi chúng cũng có thể là nguyên nhân khiến da mặt bạn bị dị ứng và nổi mẩn đỏ.

Nếu các tác nhân bên ngoài khiến bạn bị chứng đỏ mặt, bạn hãy thử dùng những cách như tắm nước mát hoặc nhẹ nhàng rửa mặt bằng sản phẩm chăm sóc da chuyên dụng. Bạn nhớ là không nên chà khuôn mặt của mình mạnh tay mà hãy nhẹ nhàng để không làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Bạn nên chuẩn bị một cuốn sổ nhật ký để ghi chép lại những thực phẩm hoặc yếu tố khiến bạn bị đỏ mặt để có những biện pháp phòng ngừa tốt hơn.

2. Cách trị da mặt bị đỏ bằng việc dưỡng ẩm

Trong nhiều trường hợp, da mặt bị đỏ không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý mà đến từ thói quen chăm sóc da. Lúc này, bạn cần bôi kem dưỡng ẩm để làm dịu làn da.

Kem dưỡng ẩm ngoài những tác dụng chính là ngăn ngừa lão hóa, điều trị mụn, khóa ẩm và bảo vệ da thì cũng là một sản phẩm không thể thiếu khi bạn gặp tình trạng đỏ mặt. Bác sĩ da liễu Amy Forman Taub, MD ở Illinois (Mỹ) đã khuyên bệnh nhân của mình nên sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng mẩn đỏ trên da.

Thói quen sử dụng kem dưỡng ẩm được xem là một trong những cách trị da mặt bị ửng đỏ bởi nó tạo ra một rào cản khóa các chất kích ứng và giúp ngừa các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, bạn hãy cẩn thận chọn những loại kem dưỡng ẩm không chứa dầu, không hương liệu, không gây dị ứng và càng có ít thành phần càng tốt. Nếu bạn chọn sai loại kem dưỡng ẩm thì sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh.

3. Da mặt bị đỏ cần sử dụng sữa rửa mặt ít hóa chất

Nên chọn loại sữa rửa mặt không có chứa retinoid, axit salicylic hoặc chất tẩy rửa khác
Nếu mặt bị đỏ, Bạn nên chọn loại sữa rửa mặt không có chứa retinoid, axit salicylic hoặc chất tẩy rửa khác

Cũng giống như kem dưỡng ẩm, bạn có thể bị đỏ da hoặc thậm chí khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng nếu chọn loại sữa rửa mặt hoặc chất làm se da (astringent) có chứa thành phần hóa chất mạnh. Mặc dù tình trạng da đỏ có thể xuất hiện giống như mụn trứng cá nhưng phương pháp điều trị mụn trứng cá cũng có thể gây kích ứng cho người gặp tình trạng da đỏ.

Nếu mặt bị đỏ, Bạn nên chọn loại sữa rửa mặt không có chứa retinoid, axit salicylic hoặc chất tẩy rửa khác. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chọn sản phẩm không có mùi thơm cũng như không gây dị ứng thì mới an toàn cho da của bạn.

>>> Đọc thêm: “Điểm danh” 8 thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất

4. Không lạm dụng phương pháp thẩm mỹ

Người có da mặt hay bị đỏ không nên làm dụng các phương pháp thẩm mỹ.

Các phương pháp làm đẹp hay chăm sóc da mặt bằng thẩm mỹ luôn được nhiều người lựa chọn vì nó giúp làn da trông mịn màng và ngăn ngừa lão hóa. Tuy nhiên, nếu bị chứng đỏ mặt thì bạn hãy tránh sử dụng những phương pháp thẩm mỹ như lột da bằng hóa chất hoặc phương pháp điều trị siêu mài mòn da. Những phương pháp này có thể gây kích ứng da của bạn và không giúp bệnh thuyên giảm.

Nếu bạn muốn dùng liệu pháp trẻ hóa làn da để da mịn màng hơn thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ sẽ đưa cho bạn những lời tư vấn để lựa chọn loại hình chăm sóc da phù hợp.

5. Cách khắc phục da mặt bị đỏ: Lựa chọn đồ trang điểm phù hợp

Cần lưu ý đến việc sử dụng mỹ phẩm sao cho hạn chế ảnh hưởng đến da nhất

Trong các cách trị bạn cần lưu ý đến việc sử dụng mỹ phẩm sao cho hạn chế ảnh hưởng đến da nhất. Trang điểm có thể giúp bạn trông xinh xắn hơn nhưng lại khiến cho chứng đỏ mặt thêm trầm trọng. Vì thế, bạn chỉ nên sử dụng đồ trang điểm khi thật sự cần thiết và chỉ đánh một lớp mỏng trên mặt. Hơn nữa, nếu thoa kem bị đỏ mặt, có thể da bạn không phù hợp với loại kem đó. Lúc này, bạn hãy ngưng sử dụng để theo dõi.

Giống như các sản phẩm chăm sóc da khác, bạn nên chọn loại trang điểm không chứa hương liệu và khoáng chất vì nó sẽ làm kích ứng da. Đối với phần kem nền, bạn nên chọn bột phấn nén thay vì chọn các công thức dạng lỏng vì chất lỏng trong kem có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và khiến da bị đỏ hơn.

Nếu không chắc chắn về các thành phần trong sản phẩm trang điểm của mình, bạn nên kiểm tra với bác sĩ da liễu trước khi sử dụng.

6. Cách trị da bị đỏ bằng nguyên liệu tự nhiên

Khi thấy da có dấu hiệu bị mẩn đỏ, bạn hãy sử dụng những nguyên liệu từ tự nhiên để đắp mặt nạ giúp giảm thiểu tình trạng da đỏ. Bạn có thể đặt túi nước đá lên vùng da bị đỏ hoặc rửa mặt bằng chiết xuất trà xanh để làm dịu da. Tuy nhiên, bạn cần phải luôn để ý đến nhiệt độ của nguyên liệu đắp trên da vì nguyên liệu nóng sẽ làm da mặt bạn bị nổi mẩn đỏ trầm trọng hơn.

Khi bị đỏ da, bạn hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn về những phương pháp chữa trị tại nhà nhằm kiểm soát bệnh. Bạn không nên tự ý đắp mặt nạ tại nhà mà không có sự tham khảo của bác sĩ vì sẽ gây nguy hiểm cho da.

7. Cách trị da mặt bị đỏ khi đi dưới nắng

Cách trị da mặt bị đỏ khi đi nắng là hãy sử dụng kem chống nắng
Khi đi nắng bạn hãy sử dụng kem chống nắng

Theo Everydayhealth, một khảo sát của Hiệp hội Hồng ban đỏ Quốc gia (National Rosacea Society) cho thấy ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị đỏ da.

Cách trị da mặt hay bị đỏ khi đi nắng là bạn hãy sử dụng kem chống nắng, đội mũ rộng vành và đi trong bóng râm càng nhiều càng tốt. Mặc dù kem chống nắng có thể bảo vệ bạn dưới ánh nắng mặt trời nhưng bạn cũng không nên sử dụng sản phẩm có nhiều hóa chất vì sẽ gây hại cho da của bạn.

Bạn hãy chọn kem chống nắng có tính ngăn chặn vật lý như oxit kẽm hoặc titan và cũng cần chọn loại kem chống nắng không có mùi thơm và không gây dị ứng. Khi đi dưới trời nắng, bạn hãy thoa một lượng kem theo hướng dẫn của nhà sản xuất và nên bôi lại kem thường xuyên để da mặt của bạn được bảo vệ.

8. Cách trị da mặt bị đỏ bằng thuốc

Khi bị chứng đỏ mặt, tốt hơn hết là bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để điều trị bệnh đúng cách. Thông thường, bác sĩ sẽ đưa cho bạn kem trị đỏ da mặt, sữa dưỡng và gel để hạn chế tình trạng da bị đỏ. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cấp thuốc uống cho bạn để giúp giảm tình trạng viêm da và sưng đỏ.

Nếu bạn có nhiều vết sưng và mụn trứng cá gây ra chứng đỏ mặt, thuốc kháng sinh và thuốc bôi tại chỗ sẽ phát huy tác dụng. Nếu bạn bị giãn mạch máu, da đỏ vĩnh viễn với những thay đổi ở mũi và má thì có thể được bác sĩ yêu cầu phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật có thể là điều trị bằng laser hoặc dùng liệu pháp ánh sáng xung cường độ cao.

Những cách trị da mặt bị đỏ có thể chỉ giúp bạn giảm phần nào triệu chứng bệnh, vì thế mà bạn hãy luôn có những biện pháp phòng ngừa cẩn thận để bảo vệ da của mình luôn khỏe mạnh nhé.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What is rosacea?
rosacea.org

Face is red

aad.org/public/diseases/rosacea

mayoclinic.org/diseases-conditions/rosacea/symptoms-causes/syc-20353815

ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279475/

Ngày truy cập: 19/10/2021

Rosacea

https://dermnetnz.org/topics/rosacea

Ngày truy cập 03/03/2023

Phiên bản hiện tại

15/11/2024

Tác giả: Hoa Vũ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Dang Tran


Bài viết liên quan

11 cách khắc phục da mặt bị bong tróc tại nhà

Cách trị nám tàn nhang: Làm sao để nhanh hết nám?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoa Vũ · Ngày cập nhật: 15/11/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo