Các loại nấm da có thể gây ngứa ngáy và làm xuất hiện vết loang lổ trên da, ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ và các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vậy có các loại nấm da phổ biến nào?
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lạc Thị Kim Ngân · Da liễu · Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Các loại nấm da có thể gây ngứa ngáy và làm xuất hiện vết loang lổ trên da, ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ và các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vậy có các loại nấm da phổ biến nào?
Cùng tìm hiểu các loại nấm da, cách điều trị và ngăn ngừa bệnh qua bài viết dưới đây!
Hắc lào (lác đồng tiền) là bệnh nhiễm trùng da do nấm, đặc trưng với hình dạng giống chiếc nhẫn. Ai cũng có thể mắc bệnh này và phổ biến nhất ở trẻ em. Bệnh có thể phát triển ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể: da chân, tay, đùi, da đầu,…
Một số biểu biện của bệnh hắc lào như:
Nguyên nhân bệnh hắc lào thường do khoảng 40 loại nấm khác nhau gây nên. Chúng có thể sống trên da hoặc các bề mặt khác. Vi nấm thích sống ở những khu vực ấm áp, ẩm ướt. Bạn có thể bị nhiễm bệnh từ người khác hoặc từ động vật như mèo và chó cưng,…
>>> Tìm hiểu thêm: Bệnh hắc lào (lác đồng tiền): Triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
Bệnh nấm da chân là một bệnh nhiễm trùng do nấm gây ra. Đây cũng là một dạng của bệnh hắc lào.
Nấm da tay là một trong các loại nấm da ngoài, ảnh hưởng đến lớp ngoài trên da tay như:
Phát ban của nấm da tay có dạng vòng hoặc hình tròn, có viền nổi lên, có vảy bao quanh như giun.
>>> Tham khảo thêm: Nấm da tay: Triệu chứng, cách triệu trị hiệu quả
>>> Đọc thêm: Nấm da đầu: Triệu chứng và cách phòng ngừa
Bệnh nấm da mặt do các loại nấm da gây nên, trong đó một loại nấm anthropophilic như Trichophyton rubrum (T rubrum) là nguyên nhân chính gây nên.
>>> Tìm hiểu thêm: Nấm da mặt có nguy hiểm không? Dấu hiệu & cách điều trị
Nấm bẹn (Jock itch) là một bệnh nhiễm nấm phổ biến tương tự như bệnh hắc lào. Nấm bẹn gây phát ban ngứa, châm chích, nóng rát trên vùng da quanh háng, đùi trong và khe hở ở mông
Với loại nấm da này, da thường bị bong vảy, nứt nẻ hoặc nổi mụn nước.
>>> Tìm đọc: Bệnh nấm bẹn là gì? Triệu chứng & thuốc
Nấm da có thể điều trị bằng thuốc không kê đơn do bác sĩ da liễu chỉ định. Các loại thuốc có chứa thành phần phổ biến như miconazole, ketoconazole hoặc clotrimazole.
Bôi thuốc từ 2-3 lần mỗi ngày trong ít nhất 1 tuần. Nếu tình trạng nấm da trở nên nghiêm trọng hay lây lan rộng, bạn cần thăm khám bác sĩ để được kiểm tra lại.
Trong trường hợp bị nám da đầu, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống trong vài tuần để loại bỏ nhiễm trùng nấm. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số dầu gội đầu đặc trị dành cho nấm da đầu. Thuốc kết hợp với dầu gội đặc trị sẽ giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng khó chịu và ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra.
Lưu ý, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ những vấn đề sau:
Các bệnh nấm da thường phát triển ở những môi trường tối, ấm và ẩm ướt. Một số cách ngăn ngừa lây lan bệnh nấm da như:
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc biết thêm thông tin về các loại nấm da ngoài. Từ đó, bạn đọc biết cách ngăn ngừa và điều trị bệnh an toàn và hiệu quả.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lạc Thị Kim Ngân
Da liễu · Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!