backup og meta

Bạn có nên nặn mụn không nếu muốn có làn da mịn màng, sáng đẹp?

Bạn có nên nặn mụn không nếu muốn có làn da mịn màng, sáng đẹp?

Nặn mụn là cách làm nhanh nhất để loại bỏ những nốt mụn xấu xí trên gương mặt. Tuy nhiên, cách nặn mụn không đúng quy chuẩn có thể khiến da bị viêm nhiễm, thậm chí khiến mụn lan rộng gây mất thẩm mỹ. Vậy bạn có nên nặn mụn không? 

Da nổi mụn là tình trạng khá phổ biến ở nhiều người. Mặc dù việc nặn mụn không được các chuyên gia da liễu khuyến cáo, nhưng với những trường hợp mụn mọc đơn giản, các chị em hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà nếu biết nặn mụn đúng cách.

Có nên nặn mụn không? Tìm hiểu các loại mụn thường gặp trên da

Trước khi giải đáp thắc mắc “Có nên nặn mụn không?”, bạn cần phân biệt được các loại mụn để có lựa chọn cách xử lý phù hợp. Bởi lẽ, không phải loại mụn nào cũng nên nặn và bạn cần đợi đúng thời điểm; chọn đúng loại mụn để tránh nguy cơ tổn hại làn da sau bước loại bỏ nhân mụn. Các loại mụn thường mọc trên mặt bao gồm:

  • Mụn đầu đen: Thường xuất hiện ở mũi, trán, hai bên má với kích cỡ nhỏ li ti trông như đầu đinh ghim, đầu mụn màu đen và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Mụn hình thành do bã nhờn và tế bào chết tích tụ bên trong lỗ chân lông.
  • Mụn đầu trắng (hay mụn cám): Tình trạng tương tự như mụn đầu đen nhưng đầu mụn trắng hoặc vàng nhạt, không gây đau nhức. Sở dĩ đầu mụn có màu như vậy là vì đầu mụn nằm dưới lỗ chân lông đóng nên không bị oxy hóa. 
  • Mụn ẩn: Là mụn nằm dưới da với kích thước nhỏ, không sưng viêm, mọc thành đám ở trán, hai bên má, quai hàm và quanh miệng. Mụn ẩn dưới da gây cảm giác sần sùi khi sờ vào. Mụn hình thành do rối loạn nội tiết, chế độ sinh hoạt không khoa học
  • Mụn bọc: Có kích thước lớn, chứa máu và mủ kèm tình trạng sưng viêm. Mụn mọc riêng lẻ hoặc thành cụm ở nhiều, chủ yếu ở da mặt. Mụn bọc xuất hiện do tắc nghẽn lỗ chân lông, căng thẳng kéo dài, ăn uống không hợp lý.

Bạn có nên nặn mụn không khi da xuất hiện những loại mụn vừa nêu? Mời bạn đọc tiếp để tìm hiểu!

có nên nặn mụn không

Giải đáp thắc mắc có nên nặn mụn không

Liên quan đến câu hỏi “Có nên nặn mụn không?”, các chuyên gia da liễu cho biết nặn mụn là biện pháp tác động cơ học nhằm loại bỏ nhân mụn khỏi nền da nhưng phải xác định chính xác loại mụn có thể tự nặn. Việc cố nặn mụn, đặc biệt là nặn sai cách có thể dẫn đến những vấn đề sau:

  • Thao tác nặn không đúng có thể làm nhân mụn bị đẩy sâu xuống da khiến lỗ chân lông bị bít tắc gây viêm da hoặc thậm chí gia tăng nguy cơ hình thành sẹo vĩnh viễn.
  • Việc nặn mụn không theo kỹ thuật chuẩn y khoa, không đảm bảo vô khuẩn, đặc biệt với trường hợp mụn mủ còn có thể làm vi khuẩn xâm nhập vào lỗ chân lông, lan rộng và hình thành những ổ mụn lớn hơn.
  • Thao tác lấy nhân mụn thô bạo cũng gây tổn thương lớp tế bào sừng khiến chúng giải phóng lượng lớn sắc tố melanin – nguyên nhân hình thành những vết thâm kém thẩm mỹ.
  • Nặn mụn sai cách trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tự phục hồi của da.
Vậy bạn có nên tự nặn mụn không? Để không gặp phải những tình huống như trên, bạn cần tránh tự nặn các dạng mụn viêm nằm sâu trong da như mụn thịt, mụn mủ, mụn bọc hay u nang (cục sưng đau, mềm khi chạm vào). Với những trường hợp này, tốt hơn hết bạn nên gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn phương pháp loại bỏ nhân mụn đúng cách.
Với mụn đầu đen, mụn đầu trắng thì sao? Có nên nặn mụn không? Câu trả lời là bạn có thể tự xử lý những nhân mụn này tại nhà khi nhân mụn đã “chín” và biết cách chăm sóc da sau khi nặn mụn.

Hướng dẫn cách nặn mụn an toàn, đúng chuẩn

Nặn mụn đúng cách sẽ hạn chế các tổn thương bề mặt da, đồng thời đảm bảo lấy nhân mụn một cách triệt để. Dưới đây là những thao tác lấy nhân mụn an toàn, không gây viêm nhiễm theo khuyến cáo từ bác sĩ da liễu mà bạn có thể tham khảo:

  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ trước khi nặn mụn. Bước này nhằm loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và bã nhờn trên da, tránh tình trạng lây nhiễm chéo.
  • Xông hơi da mặt với nước ấm với mục đích làm mềm da, giúp lỗ chân lông thư giãn từ đó hỗ trợ việc lấy nhân mụn dễ dàng hơn.
  • Sát khuẩn da mặt với nước muối sinh lý
  • Đeo găng tay y tế và nhẹ nhàng ấn các đầu ngón tay xuống da tạo áp lực lên nốt mụn để đưa nhân mụn ra ngoài
  • Sát khuẩn, làm sạch da sau khi lấy mụn và tiến hành cách bước chăm sóc da phù hợp sau đó. Bạn có thể đọc thêm: Nặn mụn xong nên làm gì để da sáng mịn, không thâm sẹo

Khi nào nên nặn mụn? Nếu bạn quan sát thấy nhân mụn đã cứng và gần nổi lên trên bề mặt da thì đó là thời điểm thích hợp để nặn mụn. Sau khi lấy nhân mụn, bạn cần hạn chế chạm tay lên mặt hoặc sử dụng mỹ phẩm để tránh tổn thương da.

Không nặn mụn có tự hết không?

Bên cạnh câu hỏi “Có nên nặn mụn không?”, nhiều độc giả cũng thắc mắc không nặn mụn có tự hết không, đặc biệt là với các trường hợp mụn bọc, mụn mủ. Thực tế, một số loại mụn như mụn đầu đen, mụn đầu trắng nhỏ li ti có thể biến mất thông qua việc chăm sóc da thường ngày. 

có nên nặn mụn không

Mụn bọc không nặn có tự hết không? Với những nốt mụn lớn và có tình trạng viêm, bạn nên gặp bác sĩ da liễu để được hướng dẫn cách lấy nhân mụn hiệu quả để tránh các biến chứng như sẹo, thâm. Mụn bọc không thể tự hết nếu không có cách lấy nhân mụn phù hợp.

Để ngăn ngừa mụn viêm, bạn cần lưu ý:

  • Không chạm tay lên da mặt, nhất là khi vừa mới chạm vào các bề mặt tiềm ẩn nhiều vi khuẩn
  • Nên sử dụng các sản phẩm dưỡng da đặc tính dịu nhẹ, tránh các thành phần dễ gây kích ứng, nhất là với những người sở hữu làn da nhạy cảm
  • Tuân thủ chế độ điều trị mụn viêm chuẩn y khoa và để da phục hồi
  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ với các sản phẩm chuyên dụng sau khi luyện tập.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “Có nên nặn mụn không?”. Để sở hữu làn da trắng mịn, không tì vết, bạn nên chăm sóc da mỗi ngày với các sản phẩm phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý sinh hoạt điều độ, dinh dưỡng lành mạnh, uống đủ nước, kết hợp cùng luyện tập khoa học nhằm giúp da khỏe mạnh, sớm hết mụn.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Acne: Types, Causes, Treatment & Prevention

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12233-acne

Ngày truy cập 25/02/2024

Pimple Popping: Why Only A Dermatologist Should Do It

https://www.aad.org/public/diseases/acne/skin-care/popping

Ngày truy cập 25/02/2024

How to Pop a Pimple

https://www.acne.org/pop-a-pimple

Ngày truy cập 25/02/2024

Pimple Popping 101: How to (Safely) Zap Your Zits

https://health.clevelandclinic.org/pimple-popping-101-how-to-safely-zap-your-zits

Ngày truy cập 25/02/2024

Should I Pop My Pimple?

https://kidshealth.org/en/teens/popzit.html#:~:text=Squeezing%20also%20can%20lead%20to,reminders%20that%20it%20was%20there.

Ngày truy cập 25/02/2024

Phiên bản hiện tại

27/02/2024

Tác giả: Minh Phú

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Hỏi đáp Bác sĩ: Nặn mụn xong bị sưng đỏ nên làm gì?

Cẩm nang hướng dẫn tự nặn mụn an toàn


Tham vấn y khoa:

Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Đa khoa · Hello Bacsi


Tác giả: Minh Phú · Ngày cập nhật: 27/02/2024

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo