backup og meta

5 cách hiệu quả điều trị sẹo lõm do mụn trứng cá

5 cách hiệu quả điều trị sẹo lõm do mụn trứng cá

Nếu bạn thấy mụn trứng cá bắt đầu có dấu hiệu để lại sẹo trên da, bạn không cần phải buồn phiền hay lo lắng. Bởi có rất nhiều cách giúp bạn chữa lành sẹo mụn và ngăn chặn những vết sẹo mới hình thành.

Mài mòn da

  • Bác sĩ sử dụng một máy siêu mài mòn để loại bỏ lớp trên cùng của da. Quá trình này tạo cho da một bề mặt mượt mà hơn;
  • Kỹ thuật mài mòn da được sử dụng để điều trị các vết sẹo mụn trứng cá, một số vết sẹo phẫu thuật, hoặc những bất thường nhỏ khác trên da.

Lăn kim trị sẹo lõm do mụn trứng cá

Lăn kim trị sẹo là phương pháp sử dụng các đầu kim nhỏ được thiết kế “đặc biệt”, tác động trực tiếp vào vùng bị sẹo tạo ra những “tổn thương giả”, kích hoạt cơ chế tự làm lành thương của cơ thể, đồng thời đưa trực tiếp dưỡng chất vào, giúp nuôi dưỡng, phục hồi và làm lành những hư tổn từ sâu bên trong. Đặc biệt, phương pháp lăn kim trị sẹo giúp vết thương tự phục hồi mà vẫn giữ mô da nguyên vẹn, không hề gây tổn thương nào đáng kể.

Bạn nên chọn lựa điều trị lăn kim tại cơ sở uy tín để đạt hiệu quả cao nhất, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, sẹo lồi, mụn cám và tăng sắc tố da.

Phương pháp dùng laser và chất làm đầy

  • Một phương pháp khác giúp cải thiện sẹo là chỉnh hình sẹo bằng tia laser. Tia cường độ mạnh được sử dụng để điều trị làn da bị tổn thương. Các loại laser khác nhau được dùng để điều trị các loại sẹo khác nhau, ví dụ như tia laser sử dụng ánh sáng vàng được dùng để loại bỏ sẹo đỏ và làm phẳng sẹo lồi (hay sẹo phì đại). Tái tạo bề mặt da bằng laser thậm chí có thể làm tăng sự hình thành các collagen mới. Collagen được ví như một loại xi măng của da, giúp làm đầy vết sẹo.
  • Laser xâm lấn tạo điều kiện cho tế bào da mới bắt đầu phát triển trên mặt vết sẹo. Bên cạnh đó, laser không xâm lấn giúp kích hoạt sự sản sinh collagen mà không làm tổn thương bề mặt da.
  • Bên cạnh đó, tiêm chất làm đầy sẽ giúp làm đầy chỗ lõm để lại từ vết sẹo mụn sâu. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là bạn phải tiêm lại mỗi 4-6 tháng để duy trì hiệu quả, vì chất làm đầy sẽ được hấp thu vào cơ thể theo thời gian.

Chất độn mô mềm

Hiện tại, trên thị trường có những chất tiêm như chất béo, collagen và axit hyaluronic, được sử dụng để điều trị sẹo lõm mềm.

Phẫu thuật chỉnh hình sẹo

Đây là một phương pháp nhằm loại bỏ sẹo và khâu nối vùng da bình thường lại với nhau. Trong phẫu thuật chỉnh hình sẹo, vết sẹo rộng thường sẽ được bào mỏng lại còn vết sẹo dài có thể được làm ngắn hơn. Hoặc bác sĩ cũng có thể thêm những vết cắt nhỏ để làm cho sẹo khó bị nhận biết hơn. Đôi khi, bác sĩ phẫu thuật có thể dấu vết sẹo bằng cách đưa sẹo vào vùng chân tóc hoặc để trùng với một nếp nhăn trên da mặt.

Ngoài ra, hài lòng về bản thân mình cũng là một cách “điều trị”. Không ai trong chúng ta là hoàn hảo. Những người bị sẹo mụn cũng vẫn thể có cuộc sống bình thường và hạnh phúc. Cách mỗi người chấp nhận nó rất khác nhau và đương nhiên sẽ đòi hỏi một khoảng thời gian khác nhau. Nhưng một khi đã vượt qua, bạn sẽ luôn thấy bản thân mình đẹp mỗi ngày.

Bạn có thể xem thêm:

  • “Lấp đầy’ sẹo lõm không khó như bạn nghĩ
  • Thổi bay sẹo mụn bằng cách an toàn
  • Bạn đã thổi bay mụn đúng cách/li>

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Guide to Treating Acne Scars and Skin Damage http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/acne/features/acne-scars#1. Ngày truy cập 11/11/2016.

What Are the Best Ways to Get Rid of Scars? http://www.livescience.com/36364-scar-treatments-surgery-skin.html. Ngày truy cập 11/11/2016.

Acne scar treatments

Guide to the types of acne scars and available treatments http://www.acne.org/acne-scar-treatment.html. Ngày truy cập 11/11/2016.

Phiên bản hiện tại

15/11/2019

Tác giả: Đăng Khương

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Hải


Bài viết liên quan

Xịt khoáng cho da dầu mụn có công dụng gì và nên chọn như thế nào?

BHA cho da dầu mụn: Những lưu ý về cách chọn và cách dùng


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Đăng Khương · Ngày cập nhật: 15/11/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo