backup og meta

Bệnh nấm lang ben: Dấu hiệu và triệu chứng

Bệnh nấm lang ben: Dấu hiệu và triệu chứng

Bệnh nấm lang ben là một căn bệnh khá phổ biến. Để ngăn ngừa căn bệnh này, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của bệnh.

Bệnh nấm lang ben là một dạng của bệnh nhiễm nấm da, gây ra bởi một loại nấm tự nhiên ký sinh trên da của bạn. Khi nấm phát triển vượt ra ngoài tầm kiểm soát sẽ gây ra các nốt phát ban trên da.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nấm lang ben

Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất của bệnh lang ben chính là các vết mưng mủ đang trong quá trình lan rộng khiến vùng da bị nhiễm nấm có màu khác so với các vùng da xung quanh. Ngoài ra, còn có các dấu hiệu và triệu chứng cụ thể của bệnh, bao gồm:

  • Các mảng mẩn đỏ có thể có màu trắng, hồng, đỏ hoặc nâu và có thể có màu nhẹ hơn hoặc tối hơn các vùng da xung quanh;
  • Các vết mẩn đỏ không làm sạm những vùng da khác;
  • Các vết mẩn đỏ có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng thường được tìm thấy trên cổ, ngực, lưng và cánh tay.

Các vết mẩn đỏ có thể mất đi khi thời tiết mát mẻ, tuy nhiên nó sẽ tệ hơn vào thời tiết ấm hoặc ẩm ướt. Chúng có thể khô, đóng vẩy và gây cảm giác ngứa ngáy hoặc đau. Tuy nhiên, điều này không phổ biến.

Những phương pháp chữa bệnh nấm lang ben

Thuốc chống nấm dùng ngoài da

Những sản phẩm này có thể được sản xuất dưới dạng kem dưỡng da, dầu gội đầu, kem thoa hoặc xà phòng. Dùng chúng trực tiếp lên da sẽ giúp kiểm soát và ức chế sự lây lan của các men trên da. Các dòng sản phẩm chống nấm không theo toa thường chứa các thành phần như kẽm, pyrition, selenium sulfide, miconazole, clotrimazole, terbinafine và rất dễ tìm mua trên thị trường. Nhưng đôi khi người bệnh cũng cần các bác sĩ kê toa rồi mới được sử dụng những loại thuốc này.

Thuốc chống nấm khác

Loại thuốc này có thể được sử dụng để điều trị các trường hợp nấm lang ben nặng hơn, hoặc khi bệnh tái phát nhiều lần. Trong một số trường hợp, loại thuốc này là giải pháp đơn giản và nhanh chóng để ngăn chặn sự lây nhiễm nấm lang ben. Những loại thuốc này được kê đơn và có thể gây ra các phản ứng phụ. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần được bác sĩ theo dõi trong quá trình sử dụng thuốc.

Điều trị bằng các loại thuốc này thường giúp đẩy lùi các bệnh nhiễm nấm. Tuy nhiên, có thể mất vài tháng để màu da vùng bị nhiễm nấm phục hồi.

Thay đổi thói quen sống giúp ngăn ngừa da nhiễm nấm lang ben

Một số mẹo giúp bạn kiểm soát tình trạng nấm lang ben:

  • Tốt nhất bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm gây nhờn da;
  • Giảm phơi nắng: tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể gây ra tác hại tồi tệ trên da, khiến da phát ban dễ thấy hơn;
  • Nếu bạn phải đi ra ngoài nắng, hãy cân nhắc sử dụng một loại dầu gội chống nấm vài ngày trước khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời;
  • Bạn cũng đừng quên sử dụng kem chống nắng mỗi ngày khi ra ngoài;
  • Bạn không nên mặc quần áo quá bó;
  • Bạn nên mặc các loại vải thoáng khí, chẳng hạn như bông, để giảm mồ hôi.

Bệnh nấm lang ben tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng lại gây ra những khó khăn nhất định trong cuộc sống hằng ngày và trong quá trình làm việc. Nó sẽ khiến bạn mất đi sự tự tin khi giao tiếp. Nếu có các dấu hiệu như trên, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được kê toa và tư vấn các phương pháp điều trị tốt nhất bạn nhé!

 

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tinea Versicolor 

http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/tinea-versicolor-cause-symptoms-treatments#1

Ngày truy cập 0706/2019

Diseases and Conditions-Tinea versicolor 

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tinea-versicolor/basics/definition/con-20024674

Ngày truy cập 0706/2019

Tinea versicolor: Overview 

https://www.aad.org/public/diseases/color-problems/tinea-versicolor

Ngày truy cập 0706/2019

Phiên bản hiện tại

15/06/2020

Tác giả: Khoa Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

BHA cho da dầu mụn: Những lưu ý về cách chọn và cách dùng

Serum trị mụn: Cách chọn đúng và dùng đúng để da sạch mụn


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Khoa Nguyễn · Ngày cập nhật: 15/06/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo