backup og meta

Uốn mi là gì? Uốn mi có hại không và có ảnh hưởng gì đến mắt không?

Uốn mi là gì? Uốn mi có hại không và có ảnh hưởng gì đến mắt không?

Lông mi (eyelash) là những sợi lông ngắn mọc dọc theo bờ mi mắt của chúng ta. Mi mắt có vai trò bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn và các vật thể lạ đến gần. Về mặt thẩm mỹ, mi mắt cũng thuộc danh sách những bộ phận có thể được làm đẹp. Nhiều người chọn cách uốn mi hoặc nối mi để có hàng mi cong, dài hơn. Vậy uốn mi có hại không, có ảnh hưởng gì đến mắt không?

Hello Bacsi mời bạn đọc tiếp bài viết để biết về ưu, nhược điểm khi uốn mi và một số câu hỏi thường gặp liên quan đến kỹ thuật uốn mi. 

Uốn mi là gì?

Uốn mi (eyelash curling) là kỹ thuật sử dụng kẹp uốn mi kết hợp với (hoặc không) thuốc uốn cong mi. Kỹ thuật này thích hợp cho những ai đã sở hữu hàng mi dày và dài mà chưa có được độ cong. Kỹ thuật uốn mi này giúp chị em khắc phục được tình trạng mi thẳng, mọc dài và châm vào mắt…

Thông thường khi uốn mi tại nhà, chị em chỉ dùng dụng cụ uốn mi (eyelash curler) để uốn cong mi mà không cần đến thuốc làm cong mi, kỹ thuật này được gọi là uốn mi thủ công hay bấm mi tại nhà. Với cách làm này, mi chỉ giữ được độ cong trong 1 thời gian ngắn (khoảng 1 ngày).

Do đó, nhiều chị em đã sử dụng thêm thuốc uốn cong mi hoặc sử dụng phương pháp uốn mi collagen để tăng thêm độ cong và tăng thêm thời gian giữ được độ cong cho mi. Vậy uốn mi có hại không và có ảnh hưởng gì đến mắt không khi sử dụng thuốc hoặc chất hóa học để uốn mi?

Uốn mi là gì? Uốn mi có hại không?

Uốn mi có hại không và có ảnh hưởng gì đến mắt không?

Về mặt thẩm mỹ,  uốn mi là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến, giúp cho đôi mắt của bạn trông thu hút và quyến rũ hơn. Tuy nhiên, về mặt y khoa, theo Học viện Mắt Khoa Hoa Kỳ – AAO cho biết, một trong những nguyên nhân khiến lông mi bị rụng là do dị ứng với các loại thuốc, mascara và tác động của dụng cụ nối mi.

Nhìn chung, việc uốn mi có hại hay không phụ thuộc nhiều vào tần suất uốn, loại mỹ phẩm và dụng cụ uốn mi mà bạn sử dụng.

Lưu ý

Nếu thuốc uốn mi dính vào mắt sẽ khiến mắt bạn bị cay và rát. Lúc này bạn nên rửa mắt lại với nước sạch. Nếu gặp phải phản ứng nghiêm trọng hơn như đau mắt, đỏ mắt cấp tính thì bạn nên tìm đến bác sĩ để được kiểm tra và tìm cách xử lý phù hợp.

Ưu điểm và nhược điểm của uốn mi

Các phương pháp làm đẹp luôn có 2 mặt, trong đó uốn mi cũng không ngoại lệ. Bên cạnh ưu điểm cải thiện vẻ bề ngoài, việc uống mi cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định, cụ thể:

Ưu điểm

  • Tiết kiệm thời gian trang điểm mắt.
  • Hàng mi cong sẽ làm cho đôi mắt to tròn, trông thu hút và quyến rũ hơn.
  • Định hình mi mắt, trông mi dài, dày và rõ nét hơn.
  • Nếu uốn mi bằng thuốc uốn mi sẽ giữ được độ cong lâu hơn.

Nhược điểm

  • Mi mắt dễ bị gãy rụng do tác động từ dụng cụ uống mi và thuốc.
  • Dễ bị kích ứng hơn do các hóa chất có trong dung dịch thuốc uốn mi.
  • Nguy cơ gây viêm bờ mi và ảnh hưởng đến giác mạc nếu dụi mắt liên tục vì bị kích ứng.
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho việc uốn mi gặp nhiều trắc trở đó là do hàng mi ngắn, yếu nên không chịu được thuốc uốn mi; thậm chí còn làm cho hàng mi bị gãy rụng nếu sử dụng máy uốn mi bằng nhiệt.

Các câu hỏi thường gặp

Uốn mi hay nối mi hại hơn?

Nối mi là kỹ thuật làm đẹp bằng cách gắp từng cọng mi giả, nhúng vào một ít keo dán mi và nối chúng với hàng mi thật. Kỹ thuật này giúp cho hàng mi trông dài và dày hơn.

Theo bác sĩ chuyên khoa Nhãn khoa Rebecca J. Taylor, MD, thuộc Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ cho biết: ‘Kỹ thuật nối mi phải được thực hiện bởi chuyên gia thẩm mỹ, các hóa chất và keo dán phải đảm bảo an toàn cho mắt và cho da. Nếu không, một số rủi ro có thể xảy ra bao gồm: Nhiễm trùng mí mắt, tổn thương giác mạc, kích ứng với keo dán hay thậm chí là làm đứt gãy toàn bộ hàng mi thật (tạm thời hoặc vĩnh viễn).

Do đó, uốn mi hay nối mi có hại hơn vẫn sẽ tùy thuộc vào người thực hiện có kinh nghiệm hay không, sản phẩm sử dụng có đảm bảo an toàn cho sức khỏe hay không. Vậy nên, cách tốt nhất là bạn nên chọn mua sản phẩm tốt và tìm người có chuyên môn để làm đẹp.

Uốn mi giữ được bao lâu?

Uốn mi thủ công không dùng thuốc có thể chỉ giữ được độ cong trong vài tiếng đồng hồ. Còn đối với kỹ thuật uốn cong mi có sử dụng thuốc uốn mi có thể giữ được độ cong trong khoảng từ 1 – 2 tháng; với điều kiện bạn phải chăm sóc hàng mi đúng cách và cẩn thận sau khi uốn mi.

Vừa uốn mi xong kiêng nước bao lâu?

Thông thường, sau khi uốn mi bạn nên tránh tiếp xúc với nước trong 24 giờ đầu tiên, để cho thuốc uốn mi không bị trôi đi do tiếp xúc với nước. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý sau khi uốn mi là hạn chế nằm sấp, không dụi mắt, tránh sử dụng thêm mascara, chăm sóc và dưỡng mi thường xuyên.

Kết luận

Tóm lại, uốn mi có hại hay có ảnh hưởng gì đến mắt không còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và chuyên môn của người thực hiện cũng như loại mỹ phẩm mà bạn sử dụng. Các chuyên gia y tế khuyến khích rằng, nếu bạn không cảm thấy yên tâm cũng như cảm thấy quy trình uốn mi quá phức tạp, bạn có thể dùng các dụng cụ uốn mi và tạo độ cong nhẹ tại nhà đảm bảo an toàn cho đôi mắt của bạn.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Eyelashes – American Academy of Ophthalmology
https://www.aao.org/eye-health/anatomy/eyelashes
Truy cập ngày: 19.03.2024

Why Are My Eyelashes Falling Out? – American Academy of Ophthalmology
https://www.aao.org/eye-health/tips-prevention/why-are-my-eyelashes-falling-out
Truy cập ngày: 19.03.2024

Eyelash Extension Facts and Safety – American Academy of Ophthalmology
https://www.aao.org/eye-health/tips-prevention/eyelash-extension-facts-safety
Truy cập ngày: 19.03.2024

Lash Lifts: What To Expect and Safety Concerns
https://health.clevelandclinic.org/are-lash-lifts-safe
Truy cập ngày: 19.03.2024

What To Know About the Drug That Grows Thick Eyelashes
https://health.clevelandclinic.org/what-you-should-know-about-drug-to-grow-thick-eyelashes/
Truy cập ngày: 19.03.2024

Phiên bản hiện tại

20/03/2024

Tác giả: Phong Huỳnh

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Xịt dưỡng tóc có tác dụng gì? Review 6 loại xịt dưỡng tóc gỡ rối tóc hiệu quả

Tẩy tóc có hại không? Mẹo chăm sóc tóc sau tẩy


Tham vấn y khoa:

Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Đa khoa · Hello Bacsi


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 20/03/2024

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo