backup og meta

Tẩy trắng da và những tác hại không phải ai cũng biết

Tẩy trắng da và những tác hại không phải ai cũng biết

Dù là nam hay nữ, ai cũng mong muốn được sở hữu một làn da mịn màng. Và để đạt được điều đó, nhiều người đã tìm đến liệu pháp tẩy trắng da, một phương pháp thẩm mỹ nhằm mục đích làm sáng các vùng da sẫm màu hoặc giúp da lên tông màu sáng hơn. Mặc dù phương pháp này mang lại những hiệu quả tuyệt vời, nhưng việc sử dụng các hóa chất tẩy trắng da trong một thời gian dài có thể gây tổn hại cho da.

Tẩy trắng da có những tác hại gì?

Bên cạnh việc mang lại kết quả tích cực, kem tẩy trắng da cũng gây những tổn hại đáng kể. Thông thường, các sản phẩm tẩy trắng da đều có chứa các chất hóa học như hydroquinone, thủy ngân, steroid đều gây nên tác dụng phụ. Mặc dù những chất này đã bị cấm sử dụng cho mỹ phẩm ở nhiều nước thế nhưng các bác sĩ da liễu đôi khi vẫn kê thuốc có hydroquinone cho một số vấn đề về sắc tố da. Dị ứng nghiêm trọng với hydroquinone rất hiếm khi xảy ra nhưng người sử dụng đôi khi có thể nổi mẩn đỏ, khô hay ngứa vùng sử dụng thuốc. Khi hydroquinone được sử dụng với liều lượng cao hơn 2% hoặc sử dụng trong một thời gian dài hơn 3 tháng thì phần da sẽ trở nên trắng không tự nhiên, có màu xam xám và thiếu sức sống. Liều lượng hydroquinone cao hơn 4% thì nên được bác sĩ kê toa.

Quan trọng hơn, khi sử dụng với nồng độ cao hơn nồng độ trong y tế, làn da của bạn sẽ trở nên không đều màu và sẫm màu hơn. Phản ứng này được xem là thường xảy ra trong khi điều trị. Ngoài ra, lạm dụng các chất trắng da sẽ làm cho sắc tố da được tạo nên sẽ trở nên sẫm màu với nhiều vết nám. Phản ứng tiêu cực khác có thể xảy ra, được biết đến với tên “hiệu ứng gấu trúc”. Khi phản ứng này xảy ra, vùng da mặt sẽ trở nên mỏng hơn và xung quanh mẳt sẽ bị nhiễm sắc tố.

Nguy cơ lớn nhất khi để da và cơ thể tiếp xúc với các chất độc hại là theo thời gian, chúng có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bao gồm sự đổi màu của da, hệ thống thần kinh và cơ quan nội tạng bị ảnh hưởng, tăng nguy cơ ung thư da.

Liệu pháp tự nhiên thay thế nào thay thế cho việc tẩy trắng da bằng chất hóa học?

Vì phương pháp tẩy trắng da bằng hóa học gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe nên nhiều sản phẩm thay thế sử dụng các nguyên liệu tự nhiên đã được khai phá. Nhiều chất trắng da tự nhiên như tinh chất arbutin, kojic axit và vitamin C đã chứng minh công dụng của nó khi gây ức chế tổng hợp melanin một cách nhẹ nhàng hơn. Chúng không độc hại và không gây tác dụng phụ. Một khi bạn biết những tác dụng phụ của việc sử dụng quá trớn các sản phẩm trắng da, cam đoan rằng bạn sẽ muốn đổi sang sử dụng các sản phẩm trắng da từ nguyên liệu tự nhiên.

Ngoài ra, chìa khóa để làm trắng da mà không gây tổn hại chính là thay đổi thói quen chăm sóc da hằng ngày. Đầu tiên, bạn cần tăng cường tiêu thụ nước, điều này giúp làn da bạn luôn ẩm. Điều thứ hai, hình thành thói quen chăm sóc da thích hợp để bảo vệ da khỏi tia UV. Chọn các sản phẩm từ tự nhiên và hiệu quả cho da. Cần thường xuyên chú ý đến việc tẩy tế bào chết cho da để loại bỏ da chết. Cuối cùng, cân bằng chế độ ăn uống với các loại trái cây, rau củ và sữa.

Con đường để đạt được làn da đẹp. khỏe mạnh đòi hỏi nỗ lực và sự kiên nhẫn. Do đó, đừng nóng vội mà chọn những sản phẩm tẩy trắng tuy nhanh nhưng hại cho da. Hãy không ngoan và kiên nhẫn, rồi bạn sẽ được đền đáp.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Skin lightening. http://www.nhs.uk/Conditions/cosmetic-treatments-guide/Pages/skin-lightening.aspx Ngày truy cập 5/8/2016

Skin Bleaching Topical. http://www.webmd.com/drugs/2/drug-22214/skin-bleaching-topical/details#side-effects Ngày truy cập 5/8/2016

Phiên bản hiện tại

15/11/2019

Tác giả: Thanh Nhàn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Coco Thuy Bui


Bài viết liên quan

Top 5 sản phẩm nước tẩy trang cho da khô tốt nhất

Xịt khoáng cho da dầu mụn có công dụng gì và nên chọn như thế nào?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thanh Nhàn · Ngày cập nhật: 15/11/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo