backup og meta

Cách chọn son môi đẹp mà vẫn an toàn cho môi

Cách chọn son môi đẹp mà vẫn an toàn cho môi

Thế giới son môi ngày càng đa dạng nhưng không phải loại son nào cũng sẽ tốt cho môi của bạn. Lần tới khi mua son hãy áp dụng những lưu ý sau đây để có thể chọn son môi đẹp mà không gây hại cho môi nhé!

Mỗi ngày khi bạn tô son, chắc hẳn bạn chỉ đắn đo màu nào hợp với bộ váy bạn đang mặc hay không. Thậm chí khi mua son môi mới, bạn cũng chỉ chú tâm đến giá thành và tiếng tăm của thỏi son mà thôi. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc son môi của bạn làm từ nguyên liệu gì hay loại son bạn đang dùng có thật sự an toàn? Hàng triệu phụ nữ không hề biết, vật dụng luôn thường trực trong túi xách này lại có thể chứa rất nhiều hóa chất độc hại. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt và lựa chọn được loại son môi tốt hơn.

Trong son môi có gì?

thành phần trong son môi

Nói ngắn gọn, son môi là một ống sáp nén chứa dầu, phụ gia, sắc tố màu và chất dưỡng ẩm. Tuy không thể đánh đồng tất cả son môi với nhau, nhưng một số nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy, kim loại độc, đặc biệt là kim loại chì, được dùng rất nhiều trong son môi.

Năm 2007, một nghiên cứu ở Mỹ phát hiện 61% trong số 33 loại son môi được kiểm định có nồng độ chì từ 0,03 ppm đến 0,65 ppm. (ppm là thang đo lượng chì trong môi trường). Các loại son môi đang được ưa chuộng trên thị trường hiện nay như son môi 3CE, son Mac, son môi Maybelline,.. đều có chứa một lượng chì không nhỏ, rất dễ gây khô môi dù là son kem, son tint hay son matte.

Trung bình, mỗi cô gái sử dụng son môi 2 lần một ngày. Con số này tăng lên đến 10 lần đối với son bóng hay son dưỡng. Nồng độ chì càng tăng tỷ lệ thuận với số lượng độc tố vào trong người. Cứ một lần thoa thì bạn dùng 10 mg (miligram) son và phần lớn trong đó đều bị bạn nuốt vào. Theo bài toán này thì, trong một ngày một cô gái sẽ ăn đến 24 mg son môi! Còn với các nàng nghiện son, thì có khi một ngày cơ thể hấp thụ đến 87 mg sản phẩm. Kết quả là, chỉ số nhôm, cadmium, crom, mangan vượt gấp 100 phần trăm mức cho phép.

Và những tác hại từ son môi sẽ nguy hiểm hơn nhiều nếu bạn không chọn son môi có đảm bảo an toàn.

Lựa chọn son môi vừa đẹp vừa lành mạnh

chọn son môi theo màu

Khi đưa ra quyết định chọn mua sản phẩm, làm sao để biết son môi nào tốt? Hầu hết các cô gái đều chỉ quan tâm đến màu sắc, cảm giác trên môi và giá cả. Sau khi đã biết về sự thật đằng sau sự độc hại của son môi, bạn nên bắt đầu học cách chọn son môi “thông minh” hơn thay vì chỉ chọn lựa màu sắc. Mặc dù son môi vô cùng da dạng về thể loại và màu sắc, chúng vẫn chứa một số thành phần cơ bản. Và thành phần liệt kê ở trên chỉ là số ít trong danh sách các chất có trong một thỏi son. Dưới đây là những thành phần bạn nên lưu ý khi mua son môi:

Thành phần nên tránh:

  • Chất làm mềm da làm từ dầu mỏ chẳng hạn như dầu khoáng và petrolatum;
  • Chất tạo mùi nhân tạo trong các thỏi son dán mác “hương nước hoa’, “hương thơm tự nhiên’;
  • Sáp tổng hợp và sáp dầu chẳng hạn như chất dầu không mùi và ozokerite;
  • Chất bảo quản tổng hợp như Formaldehyde, BHT và paraben;
  • Thuốc nhuộm nhân tạo. Các thuốc nhuộm nhân tạo được liệt kê trên nhãn bắt đầu với FD & C hoặc D & C, hoặc tên màu kèm số. Ví dụ: D & C Red 21 hoặc chỉ đỏ 21;
  • Các thành phần kim loại đã được “nano hóa” thành hạt nano.

Thay vào đó, hãy tìm thành phần lành mạnh hơn như:

  • Chất làm mềm tự nhiên như bơ hạt mỡ, bơ ca cao, bơ và nha đam;
  • Dầu thực vật tốt cho sức khỏe như dầu thầu dầu, dầu hoa cúc, dầu jojoba, dầu ôliu và dầu hướng dương;
  • Thành phần sáp tự nhiên như candelilla, carnauba hoặc sáp ong;
  • Nước hoa tự nhiên như tinh chất vani và dầu gió;
  • Chất bảo quản tự nhiên như vitamin E, dầu cây trà, dầu neem và quế;
  • Màu son tự nhiên từ trái cây, rau quả và thành phần thực vật khác như củ nghệ, củ dền, cà rốt tím, dâu, lựu và calendula;
  • Titan dioxit, oxit sắt và mica là những kim loại tạo màu an toàn.

chọn son môi có thành phần tự nhiên

Nếu số lần thoa son lên đến 14 lần một ngày, hãy xem xét để cắt giảm hoặc lựa chọn những loại son lâu trôi hơn để thay thế. Ngoài ra, các loại son không chỉ có công dụng trang điểm không đâu, bạn có thể lựa chọn các loại son trị thâm môi, hay son dưỡng môi có màu để vừa đẹp lại vẫn bảo vệ tốt cho môi nhé!

Một số các loại son môi hữu cơ được làm từ sáp ong và dầu gai dầu hoặc không sử dụng hoá chất nhuộm mà dùng màu tự nhiên. Nếu muốn tránh xa tất cả các thành phần kiểm tra trên động vật, hãy tìm biểu tượng chú thỏ nhảy, từ “hoàn toàn từ thực vật’ hay “không thử nghiệm trên động vật’ trên bao bì, nhãn mác của son. Đừng để bị lừa bởi từ “hữu cơ’. Son môi hữu cơ vẫn có thể chứa một số thành phần tổng hợp, trừ khi chúng được dán nhãn cụ thể như 100% hữu cơ.

Khi đã chọn lựa những thương hiệu nổi tiếng, sẽ có rất nhiều hàng nhái lại mà những sản phẩm giả này còn độc hại hơn nhiều. Do đó, hãy đảm bảo lựa chọn đúng son môi chính hãng từ những nhà cung cấp uy tín. Các loại son môi handmade hiện nay tuy cũng được quảng cáo là son môi không chì nhưng thật sự nhà sản xuất có thể bỏ thêm những loại hóa chất gây hại khác, bạn cũng nên kiểm tra kỹ chất lượng sản phẩm trước khi ra quyết định mua.

Nếu được, học cách làm son môi tại nhà có thể vừa an toàn lại pha chế được màu son riêng cho bạn đấy!

Chắc hẳn chẳng ai muốn đẹp bên ngoài nhưng lại héo úa bên trong. Thế nên, hãy luôn thận trọng trong việc chọn son môi an toàn cho bản thân. Hãy chọn son môi thật thông minh để bảo vệ sức khỏe mà vẫn thời trang nhé. Bạn có thể tham khảo các cách dưỡng môi tự nhiên không cần mỹ phẩm ở bài viết 8 mẹo cực đơn giản cho đôi môi hồng tự nhiên.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Anatomy of lipstick. https://www.webmd.com/beauty/features/anatomy-lipstick. Ngày truy cập 14/05/2015

A woman’s age affects her fertility. http://yourfertility.org.au/for-women/age. Ngày truy cập 14/05/2015

Age and Fertility. http://sogc.org/publications/age-and-fertility/. Ngày truy cập 14/05/2015

BabyCentre Medical Advisory Board. Your age and fertility. http://www.babycentre.co.uk/a6155/your-age-and-fertility. Ngày truy cập 14/05/2015

 

Phiên bản hiện tại

10/08/2020

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Gel giảm mụn, mờ thâm Actidem Derma Extra và cách sử dụng hiệu quả

Mẹ bầu dùng son môi: Đẹp 1 mà hại đến 10!


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 10/08/2020

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo