backup og meta

Lấy nhân mụn có tốt không? Khi nào thì nặn mụn?

Lấy nhân mụn có tốt không? Khi nào thì nặn mụn?

Việc lấy nhân mụn (nặn mụn) sẽ có những tác động nhất định lên tình trạng mụn. Nếu lấy nhân mụn không đúng có thể gây ra hậu quả bạn không ngờ tới. Vậy lấy nhân mụn có tốt không và có nên nặn mụn đầu đen? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Lấy nhân mụn có tốt không?

Theo các chuyên gia, bạn không nên tự ý cố gắng nặn mụn. Tuy nhiên, việc nặn mụn vào thời điểm phù hợp và lấy nhân mụn nào là rất quan trọng.

Lấy nhân mụn không đúng cách có thể khiến tình trạng mụn trầm trọng hơn bởi bạn đang phá vỡ hàng rào da và có nguy cơ sẹo mụn trứng cá vĩnh viễn. Đặc biệt, nếu tình trạng da đang mưng mủ. Việc lấy nhân mụn nhọt có thể làm lây lan vi khuẩn vào các nang lông khác, khiến bùng phát mụn mạnh hơn.

Có nên lấy mụn đầu đen đầu ở mũi?

Nhìn chung với mụn trứng cá không viêm, bạn có thể cân nhắc bởi những tổn thương của những loại mụn này khá nhẹ. Song trên thực tế, bạn không nên sử dụng những dụng cụ để lấy nhân mụn trứng cá không viêm đặc biệt là mụn đầu đen.

Các loại mụn trứng cá không bị viêm (tình trạng tổn thương nhẹ) bao gồm mụn cám, mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Chúng hình thành bởi dầu thừa và tế bào da chết tích tụ và mắc kẹt ở nang lông.

Đặc biệt, nếu thường xuyên lấy nhân mụn đầu đen, bạn vô tình khiến lỗ chân lông giãn nở. Từ đó tạo điều kiện cho bụi bẩn và bã nhờn bám lại gây bít tắc lỗ chân lông. Khi lỗ chân lông bị bít tắc sẽ khiến mụn bùng phát. Vì vậy, bạn cũng không nên tự ý nặn hay lấy nhân mụn đầu đen.

>>> Xem thêm: Nặn mụn đầu đen: 3 lí do bạn nên bỏ tay khỏi da mặt ngay

Khi nào không nên lấy nhân mụn?

lấy nhân mụn có tốt không

Lưu ý có một số loại mụn trứng cá bạn phải rất thận trọng khi tác động đến. Tốt nhất là bạn không nên lấy nhân mụn bởi chúng có nhiều khả năng gây sẹo và nhiễm trùng nếu cố gắng nặn hay lấy nhân mụn như: 

  • Mụn sẩn: Mụn màu đỏ, mềm không có đầu trắng
  • Mụn mủ: Mụn có nốt sần và mưng mủ ở đầu
  • Mụn bọc: các cục u gây đau đớn khi chạm
  • Mụn nang: cũng là loại mụn gây đau và chưa mủ ở dưới.

Hậu quả nếu lấy nhân mụn sai cách

Việc tự ý nặn mụn sai cách không những không cải thiện được tình trạng mụn và khiến da có những nguy cơ tình trạng da như:

Gây viêm da

Khi da nổi mụn, lỗ chân lông bắt đầu bị sưng, nếu bạn nặn mụn và gây áp lực lên lỗ chân lông, gây sưng, các mụn nang bị vỡ sẽ khiến mụn dễ bị viêm. 

Biểu hiện khi mụn bị viêm như mụn bắt đầu sưng đỏ ở vùng da xung quanh. Da bị nhiễm trùng có thể dẫn tới mụn mới gần cạnh nổi nhiều hơn khi bạn mới lấy nhân mụn.

Gây sẹo rỗ, thâm về sau

Khi da đang bị tổn thương, da có nguy cơ để lại sẹo bởi theo cơ chế lành vết thương của da. Vì vậy mà việc lấy nhân mụn (mụn mủ, mụn bọc, mụn nang) sẽ khiến vết thương hở lớn hơn, sự phát triển các mô càng lớn khiến sẹo và sẹo thâm xuất hiện nhiều hơn.

Sẹo không những gây mất thẩm mỹ mà còn rất khó điều trị hơn về sau. Bởi vậy bạn nên có phương pháp ngăn ngừa cũng như hạn chế tác động lên tình trạng mụn bị viêm.

Những phương pháp lấy nhân mụn an toàn khác và cách ngăn ngừa mụn 

lấy nhân mịn có tốt không

Nếu các nốt mụn trên mặt làm bạn khó chịu, thay vì dùng tay hay các dụng cụ để lấy nhân mụn, bạn nên:

  • Sử dụng thuốc bôi cho mụn trứng cá như: salicylic acid hoặc benzoyl peroxide
  • Sử dụng các phương pháp tự nhiên như dầu cây trà pha loãng để làm khô mụn và loại bỏ bã nhờn.
  • Để da được lành vết thương một cách tự nhiên
  • Hạn chế đưa tay chạm hay tác động lên vùng da bị mụn
  • Làm sạch da bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ
  • Nếu đang sử dụng thuốc tránh thai và bị thay đổi nội tiết tố gây mụn, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để được đưa ra phương pháp phù hợp
  • Trong trường hợp mụn bùng phát không kiểm soát, bác sĩ có thể kê đơn thuốc bôi retinoids tại chỗ và isotretinoin (Accutane) dạng uống. Lưu ý với thuốc có phản ứng phụ, bạn cần cân nhắc và làm theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu trước khi sử dụng.

>>> Đọc thêm: 11 sai lầm khi nặn mụn khiến da bạn dễ bị sẹo

Hy vọng qua bài viết trên của Hello Bacsi, bạn đọc đã được giải đáp lấy nhân mụn có tốt không trước khi cân nhắc đi lấy nhân mụn. Từ đó ngăn ngừa hình thành mụn và những vấn đề da nghiêm trọng hơn.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Should I Pop My Pimple?

https://kidshealth.org/en/teens/popzit.html

Ngày truy cập 26/07/2022

Pimple Popping 101: How to (Safely) Zap Your Zits

https://health.clevelandclinic.org/pimple-popping-101-how-to-safely-zap-your-zits/

Ngày truy cập 26/07/2022

ACNE: TIPS FOR MANAGING

https://www.aad.org/public/diseases/acne/skin-care/tips

Ngày truy cập 26/07/2022

Should You Pop That Pimple?

https://intermountainhealthcare.org/blogs/topics/live-well/2019/04/should-you-pop-that-pimple/

Ngày truy cập 26/07/2022

Should I Pop My Pimple?

https://www.hopkinsallchildrens.org/Patients-Families/Health-Library/HealthDocNew/Should-I-Pop-My-Pimple-(1)

Ngày truy cập 26/07/2022

Phiên bản hiện tại

27/07/2022

Tác giả: Trần Thùy Linh

Thông tin kiểm chứng bởi: Ban biên tập Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Bạn đã nặn mụn đúng cách chưa? Cùng tìm hiểu nhé!

Nghiện nặn mụn: Sở thích kỳ lạ hay hội chứng bệnh?


Thông tin kiểm chứng bởi:

Ban biên tập Hello Bacsi


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 27/07/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo