backup og meta

10 hóa chất độc hại trong mỹ phẩm bạn nên biết

10 hóa chất độc hại trong mỹ phẩm bạn nên biết

Ngay cả khi bạn thuộc mẫu phụ nữ giản dị và yêu thích vẻ đẹp tự nhiên thì vẫn cần sử dụng một số loại mỹ phẩm căn bản như dầu gội, kem dưỡng ẩm, son môi… Bạn có biết các loại hóa chất độc hại trong mỹ phẩm có thể gây kích ứng, lão hóa da và ung thư?

Nhiều loại hóa chất trong các sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm khác nhau đang được chú ý vì những tác động không tốt đến làn da và ảnh hưởng sức khỏe của người sử dụng. Để đảm bảo sức khỏe khi làm đẹp, bạn nên lưu ý 10 hóa chất độc hại dưới đây để cân nhắc khi chọn mua mỹ phẩm nhé!

1. Paraben

Hóa chất độc hại trong mỹ phẩm

Paraben được sử dụng làm chất bảo quản hóa học trong một loạt các sản phẩm chăm sóc cá nhân như kem dưỡng ẩm, dầu gội đầu, kem nền và nhiều loại mỹ phẩm. Tuy nhiên, da của mỗi người sẽ phản ứng khác nhau tùy thuộc vào loại hóa chất và loại da.

Tiếp xúc quá nhiều với paraben có thể dẫn đến ung thư vú. Vì thế, để an tâm hơn, bạn có thể tìm mua những mỹ phẩm không chứa paraben (free paraben). Paraben gồm 3 dạng phổ biến là methylparaben, propylparaben và butylparaben.   

2. Sulfate

Sulfate là một trong những thành phần được tranh luận nhiều về độ an toàn khi sử dụng. Sulfate cũng được tìm thấy trong nhiều sản phẩm từ kem đánh răng cho đến chất tẩy rửa tạo bọt.

Sulfate có nhiều loại khác nhau, nhưng loại được sử dụng phổ biến nhất là natri lauryl sulfate (SLS) và natri laureth sulfate (SLES). Sulfate được biết đến có tác dụng loại bỏ chất dưỡng ẩm có giá trị và các rào cản bảo vệ, dễ gây kích ứng da.

3. Phthalate

Hóa chất độc hại trong sơn móng tay

Phthalate được sử dụng trong mỹ phẩm làm chất bôi trơn (chất làm mềm). Bạn có thể tìm thấy phthalate trong các sản phẩm như sơn móng tay, kem dưỡng ẩm, dầu gội đầu, thuốc xịt tóc, đồ chơi, chất tẩy rửa và nhiều loại sản phẩm khác.

Phthalate được biết là các chất gây rối loạn nội tiết có liên quan đến ung thư vú và dị tật bẩm sinh ở nam và nữ. Phthalate cũng có một số tác dụng trên hormone. Tuy nhiên, chất này có trong nhiều “hương thơm tổng hợp’ nên rất khó phát hiện.

4. Formaldehyde

Formaldehyde là một chất khí không màu, dễ cháy, được sử dụng rộng rãi như chất bảo quản trong chăm sóc da và mỹ phẩm. Thành phần này thường có trong sơn móng tay, trang điểm, nước thơm, chất khử mùi…

Việc tiếp xúc ngắn hạn formaldehyde có thể gây kích ứng da, khó thở, chảy nước mắt và lở mũi khi hít phải. Ngoài ra, theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, formaldehyde được phân loại là chất gây ung thư ở người.

Nếu bạn làm móng, trang điểm thì nên chọn môi trường thông gió hoặc cửa sổ để hạn chế tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm này.

5. Phenoxyethanol

Phenoxyethanol - hóa chất độc hại có trong mỹ phẩm

Được sử dụng như một chất chống vi khuẩn trong mỹ phẩm và chất ổn định có trong nước hoa, phenoxyethanol thực sự không tốt cho sức khỏe khi nuốt phải, hít vào hoặc hấp thụ qua da. Thành phần này đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ đang cho con bú hoặc trẻ sơ sinh.

Phenoxyethanol có thể ảnh hưởng đến não và hệ thống thần kinh trung ương, gây kích ứng cho da và mắt.

6. Chất cồn

Cồn là thành phần trong một số loại nước hoa, các sản phẩm chăm sóc tóc dưới các dạng bào chế như gel, khí dung xịt hay các sản phẩm tạo bọt, sản phẩm trị mụn, trị gàu hay rụng tóc, sản phẩm khử mùi…

Chất cồn có thể gây khô, kích ứng da và gây viêm vì chúng hủy hoại các chất bảo vệ da dẫn đến tăng vi khuẩn gây mụn và làm cho tình trạng viêm nặng hơn. Các loại cồn độc hại bao gồm methanol, isopropyl, propanol, benzyl…

7. Polyethylene Glycol

Polyethylene Glycol là hóa chất độc hại trong mỹ phẩm

Hợp chất Polyethylene Glycol (PEG) được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm như chất làm mềm da hoặc chất nhũ hóa. PEG được dùng nhiều trong các sản phẩm mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da cá nhân như kem, lotion, phấn…

Nếu da bạn bị tổn thương, hợp chất PEG có thể gây kích ứng và độc tính hệ thống. Ngoài ra, PEG có thể làm giảm độ ẩm của da và đẩy nhanh tiến độ lão hóa da.

8. Propylene Glycol

Propylene Glycol còn được gọi là PG, được sử dụng trong nhiều sản phẩm từ son môi đến dầu gội. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia, PG được phân loại như là một chất kích thích. Do tính chất của PG giống như là chất tăng cường thâm nhập, giúp các hóa chất độc hại xâm nhập vào da của bạn nhanh hơn, gây kích ứng.

PG có nguồn gốc từ dầu mỏ và có xu hướng bám trên bề mặt da sau khi bạn rửa sạch. Da bạn phản ứng bằng cách trở nên khô và đòi hỏi bạn sử dụng kem dưỡng ẩm.

9. Butylene Glycol

Butylene Glycol là hóa chất độc hại trong mỹ phẩm

Có nguồn gốc từ dầu mỏ, Butylene Glycol được sử dụng như một chất bảo quản, dung môi và chất giữ ẩm. Butylene Glycol được sử dụng trong nhiều sản phẩm từ mascara và kem che khuyết điểm đến kem chống nắng và keo xịt tóc.

Tác dụng phụ của hợp chất Butylene Glycol là trầm cảm, buồn ngủ, kích ứng da, viêm da và nổi mề đay. Butylene Glycol được tìm thấy trong rất nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân nên rất khó để theo dõi xem bạn đã bị nhiễm bao nhiêu hàm lượng chất này.

10. Hương thơm tổng hợp

Hương thơm tổng hợp về cơ bản là một hỗn hợp chiết xuất từ các thành phần tự nhiên và tổng hợp. Được sử dụng trong gần 50% sản phẩm làm đẹp, đặc biệt là nước hoa, hương thơm tổng hợp thực sự có rất nhiều hóa chất độc hại không rõ ràng có thể gây hại cho bạn.

Hương thơm tổng hợp có mùi thơm nhưng lại có thể dẫn đến các tác dụng không tốt cho da và sức khỏe như gây kích ứng da và ung thư. Bạn nên tìm các loại nước hoa tự nhiên không có hóa chất để vừa có thể làm đẹp vừa đảm bảo an toàn cho bản thân.  

Mặc dù các hóa chất này giữ cho sản phẩm chống lại vi khuẩn nhưng lại gây hại cho làn da cũng như sức khỏe. Bạn nên cẩn thận và sử dụng các sản phẩm có thành phần phù hợp vì loại da và độ nhạy của mỗi người khác nhau. Hãy luôn xem kỹ thành phần mỹ phẩm trước khi sử dụng và hạn chế trang điểm quá thường xuyên nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Natural Cosmetics: Are They Healthier for Your Skin?
https://www.webmd.com/beauty/features/natural-cosmetics-are-they-healthier-for-your-skin
Ngày truy cập: 26.07.2018

Top 10 harmful chemicals to avoid in skin care
https://www.orgaid.com/blogs/news/82910919-top-10-harmful-chemicals-to-avoid-in-skin-care
Ngày truy cập: 26.07.2018

Phiên bản hiện tại

03/09/2020

Tác giả: Phương Mai

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Dung Nguyễn


Bài viết liên quan

Xịt khoáng cho da dầu mụn có công dụng gì và nên chọn như thế nào?

BHA cho da dầu mụn: Những lưu ý về cách chọn và cách dùng


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Phương Mai · Ngày cập nhật: 03/09/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo