Con gái tới tháng bị đau bụng có sao không? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.
H
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Sau sinh, chắc hẳn có không ít mẹ đã, đang trải qua cảm giác bị tắc tia sữa. Tình trạng này khá phổ biến, không quá phức tạp, tuy nhiên nếu không hiểu nguyên nhân cũng như có những biện pháp xử lý kịp thời và đúng cách thì có thể sẽ gây ra những hệ lụy không mong muốn.
🌈 Nguyên nhân dẫn đến việc tắc tia sữa
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tắc tia sữa ở phụ nữ cho con bú như: cho con bú không đúng khớp ngậm (khi bé ngậm vú mẹ không đúng cách, bé sẽ không thể bú đủ lượng sữa mẹ sản xuất ra, do đó, sữa còn tồn đọng lại trong bầu ngực dẫn đến tắc tia sữa); trong sữa chứa nhiều chất béo gây đông cục tắc ở 1 (vài) ống sữa; có thể mẹ mặc áo gọng chật cản trở lưu thông; do đầu ti bị bẩn bít sữa không chảy ra được; do trợt da ti, bị vết khiến da non khi lên lại bít kẽ ti; hoặc cũng có thể do mẹ căng thẳng tinh thần, điều này sẽ làm chậm quá trình sản sinh hormone oxytocin có nhiệm vụ kích thích vú tiết sữa.
Như vậy, không chỉ có mẹ nhiều sữa mới tắc mà kể cả các mẹ ít sữa vẫn có nguy cơ tắc do ăn nhiều mỡ động vật, chưa vệ sinh đầu ti sạch, stress…
🌈 Biểu hiện chứng tỏ mẹ bị tắc tia sữa
Mẹ có thể nhận biết thông qua những dấu hiệu như: ngực có xuất hiện 1,2 hoặc nhiều cục cứng hoặc cả bầu ngực căng cứng; cảm giác sưng đau, xuất hiện nốt trắng ở đầu ti; có thể xuất hiện cục cứng lan lên gần nách; hút được ít sữa (có thể vẫn hút được nhiều do chỉ tắc 1,2 tia); đôi khi tắc tia sữa còn gây sốt.
🌈 Một số tác hại của tình trạng tắc tia sữa
Tắc tia sữa nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng sữa ra ít hoặc không ra cho bé bú; mẹ dễ bị trầm cảm sau sinh vì áp lực không thể cho con bú mẹ; viêm tuyến vú, áp-xe tuyến vú,...
🌈 Phương pháp chữa tắc tia sữa hiệu quả
🍀 Khi bị tắc tia sữa, mẹ nên cho con bú tối đa bên tắc, massage bằng tinh dầu Cửa Sổ Vàng (lưu ý tránh bôi dầu vào đầu ti). Mẹ có thể dùng máy hút sữa, lưu ý việc hút sữa khi tắc có thể phải kéo dài và liên tục chứ không phải theo cữ như thông thường.
🍀 Mẹ tuyệt đối không được chườm nóng nhé. Việc chườm nóng sẽ làm cho hệ thống ống tuyến và mạch máu ở vú càng giãn nở, mẹ sẽ càng thấy căng tức và khó chịu hơn. Cũng không nên day bóp, tác động mạnh gây tổn thương ngực. Ngược lại, mẹ có thể chuẩn bị 2 chai nước đá lạnh lăn khắp bầu ngực suốt trong vòng 20 đến 30 phút kết hợp massage nhẹ nhàng. Dùng 2 đầu ngón tay cái ấn nhẹ và massage tại vị trí quầng thâm và đầu ti. Nắm chặt nắm tay vuốt nhẹ nhàng từ đầu ti vào trong góc ngực, nách. Sau đó vắt tay cho đỡ áp lực trong ngực và cho con bú. Quy trình xử lý lặp lại nhiều lần trong vòng 1 đến 2 ngày sẽ khỏi. Các mẹ không nên lo lắng quá nhiều.
🍀 Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể nhờ bé lớn mút hộ (nếu có) hoặc mẹ có thể kết hợp các biện pháp dân gian như: uống lá đinh lăng, bồ công anh, men rượu, lược chải, rượu hạt gấc xoa,…
🌷 Như vậy, khi nhận thấy một số biểu hiện ban đầu mình có thể bị tắc tia sữa thì mẹ nên tích cực xử lý ngay để tránh dẫn đến tình trạng nặng mẹ nhé. Nếu như đã xử lý mọi cách nhưng không cải thiện mà lại còn nặng hơn thì cần đến bác sĩ để được chỉ dẫn và chữa trị kịp thời.
1 bình luận
Mới nhất
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
Dành riêng cho thành viên cộng đồng: Bạn có thắc mắc muốn hỏi bác sĩ? Tạo câu hỏi miễn phí ngay TẠI ĐÂY (Bạn nhớ đăng nhập trước nhé)