Thông thường, mụn vùng kín thường tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu vùng kín có những
... Xem thêmThay đổi thuốc tránh thai
Em chào bác sĩ
Em uống tránh thai hằng ngày Diane-35 đã đc 8 tháng nhưng mụn vẫn mọc dưới cằm nhiều mỗi lần tới kì kinh nguyệt. Mụn có nhân nhưng k đau. Tuy nhiên Em vừa đổi thuốc sang Yaz đc 6 ngày rồi. Nhưng sau khi uống Yaz thì e lại nổi mụn ngay dưới cằm. Mụn này k nhân và đau. Em nghĩ m k hợp Yaz nên e có thể đổi lại Diane-35 luôn được k ạ? Hay phải đợi hết vỉ Yaz ạ.
em mong được sớm trả lời từ bác vì e đang khá stress. Em cảm ơn bác sĩ nhiều ạ!
2 bình luận
Mới nhất
Chào bạn, đối với trường hợp của bạn muốn thay đổi từ Yaz sang Diane-35 thì bạn nên uống hết vỉ thuốc Yaz rồi hãy đổi sang uống Diane-35 để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả tránh thai.
Còn tình trạng mọc mụn dưới cằm thường liên quan đến rối loạn nội tiết tố và di truyền. Mụn dưới cằm thường là mụn trứng cá dạng nang hoặc mụn bọc. Cằm là khu vực mà mọi người thường hay lấy tay chạm vào, sờ gãi, dễ làm bụi bẩn, viêm nhiễm. Mụn thường xuất hiện khi gần đến chu kì kinh nguyệt bởi thời điểm này testosteron tiết nhiều hơn làm các tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh, làm các lỗ chân lông bít tắc gây nên mụn. Ngoài ra, các yếu tố khác như rối loạn giấc ngủ ( ngủ không đủ giấc, mất ngủ,…), chế độ ăn uống ít rau xanh, thiếu vitamin, chăm sóc da chưa đúng cách,… cũng là nguyên nhân gây ra mụn. Bạn nên thay đổi chế độ ăn uống kèm sinh hoạt. Sử dụng nước tẩy trang và sửa rữa mặt phù hợp với da mụn, da nhạy cảm. Lưu ý, trước khi sử dụng mỹ phẩm hay dùng tay chạm vào mặt nên vệ sinh kĩ với xà phòng rửa tay để hạn chế vi khuẩn. Nếu tình trạng trên không đỡ hoặc nặng hơn, bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Rất tiếc vì tình trạng mụn của bạn. Tuy nhiên, việc thay đổi thuốc tránh thai có thể gây ra một số tác động đến cơ thể của bạn.Diane-35 và Yaz đều là loại thuốc tránh thai chứa hormone, nhưng có thành phần và liều lượng khác nhau. Mụn có thể là một phản ứng phụ của cơ thể khi thay đổi thuốc. Thường thì mụn sẽ giảm dần sau một thời gian khi cơ thể thích nghi với thuốc mới.
Nếu bạn nghĩ rằng mình không phù hợp với Yaz và muốn quay lại sử dụng Diane-35, bạn có thể thảo luận với bác sĩ của mình. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của bạn và đưa ra lời khuyên phù hợp. Tuy nhiên, việc đổi lại thuốc tránh thai cũng cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, mụn cũng có thể do nhiều yếu tố khác như di truyền, stress, chế độ ăn uống và chăm sóc da không đúng cách. Bạn nên duy trì một lối sống lành mạnh, chăm sóc da đúng cách và thảo luận với bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp phù hợp.
Tuy nhiên, tôi không thể đưa ra lời khuyên cụ thể vì tôi không phải là bác sĩ và không có thông tin đầy đủ về tình trạng của bạn. Bạn nên thảo luận với bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh thuốc tránh thai phù hợp. Chúc bạn sớm tìm được giải pháp cho vấn đề của mình.
Chuyên mục liên quan