🔥 Bài đăng hot nhất

Tại sao bị sùi mào gà? Sùi mào gà có thể chữa khỏi hoàn toàn được không?

Sùi mào gà là bệnh thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục cả nam và nữ. Nếu không khám và điều trị kịp thời bệnh để lại nhiều hậu quả nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà là gì? Tại sao bị sùi mào gà? Cần làm gì để phòng ngừa bệnh hiệu quả. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1.Sùi mào gà là bệnh gì?

Sùi mào gà là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus Human Papilloma Virus (HPV) gây ra. Bệnh này dẫn đến sự hình thành các mô sùi dạng bông cải hoặc mào gà trên da và niêm mạc miệng, bộ phận sinh dục, và hậu môn ở cả nam và nữ giới. Sùi mào gà có thể gây ra khó chịu, ngứa, đau và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tâm lý của người mắc bệnh

Bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ, nhưng thường dễ nhận biết hơn ở nam giới. Dưới đây là một số vị trí phổ biến mà sùi mào gà thường xuất hiện:

  • Vùng kín: Sùi mào gà hay xuất hiện trên các vùng da và niêm mạc tiếp xúc với virus trong quá trình quan hệ tình dục. Vị trí phổ biến nhất là quanh và trên bộ phận sinh dục ngoài, chẳng hạn như âm đạo, lỗ niệu, bao quy đầu, dương vật, bên trong hậu môn và lỗ hậu môn. Ngoài ra, ở các vùng da giữa âm đạo và hậu môn hoặc bìu dương vật và hậu môn cũng là những vị trí thường gặp của sùi mào gà.
  • Da xung quanh vùng sinh dục: Ngoài các vị trí trên, sùi mào gà cũng có thể phát triển trên các vùng da kề cận như đùi, hông và vùng bụng dưới.
  • Miệng và họng: Nếu có tiếp xúc với virus HPV thông qua hoạt động tình dục miệng, sùi mào gà có thể xuất hiện trong miệng, môi, lưỡi, nướu và họng.

2.Nguyên nhân tại sao lại bị sùi mào gà

Virus Papilloma người (HPV) là nguyên nhân gây ra sùi mào gà. Có hơn 40 chủng HPV khác nhau ảnh hưởng đến vùng sinh dục, và HPV sinh dục được lây lan chủ yếu qua quan hệ tình dục. Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, hệ thống miễn dịch của cơ thể có khả năng tiêu diệt HPV sinh dục, và do đó không bao giờ xuất hiện các trường hợp hoạc dấu hiệu hoặc triệu chứng của nhiễm trùng.

3.Tại sao lại bị sùi mào gà? triệu chứng bệnh sùi mào gà

Triệu chứng của bệnh sùi mào gà có thể khác nhau tùy theo vị trí nơi mụn cóc sinh dục phát triển. Ở phụ nữ, chúng có thể xuất hiện trên âm hộ, thành âm đạo, khu vực giữa bộ phận sinh dục ngoài và hậu môn, ống hậu môn, và cổ tử cung. Ở nam giới, mụn cóc sinh dục thường xuất hiện trên đầu hoặc thân dương vật, bìu hoặc hậu môn. Ngoài ra, mụn cóc sinh dục cũng có thể phát triển trong miệng hoặc cổ họng của những người đã tiếp xúc qua quan hệ tình dục miệng với người mắc bệnh.

4.Sùi mào gà có thể chữa khỏi hoàn toàn được không?

Sùi mào gà sau điều trị thường có tỷ lệ tái phát cao. Sau mỗi đợt điều trị như đốt khối sùi bằng laser, người bệnh cần tái khám sau mỗi 02 tuần; sau đó nếu 03 tháng liên tục không xuất hiện tổn thương mới thì được coi là khỏi bệnh và sau 02 năm thì được coi là virus đã đào thải khỏi cơ thể.

5.Sùi mào gà nên ăn gì và kiêng ăn gì cho nhanh khỏi?

Khi bị sùi mào gà, thì bạn cần có chế độ sinh hoạt hợp lý để giúp hệ miễn dịch có sức đào theo virus, hạn chế tái phát bệnh như: tránh thức khuya, tránh căng thẳng/ stress; về dinh dưỡng cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích. Điều quan trọng nữa nếu muốn sùi mào gà khỏi nhanh đó là bạn và bạn tình cần tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để phát hiện và điều trị sớm các tổn thương tái phát nếu có.

6.Sùi mào gà có thể tự điều trị tại nhà không?

Hiện nay, điều trị sùi mào gà thường sử dụng các biện pháp như bôi thuốc, đốt bằng laser, đốt điện, áp lạnh, phẫu thuật. Do vậy, có thể điều trị sùi mào gà tại nhà bằng cách bôi thuốc nhưng cách sử dụng thuốc có nhiều lưu ý nên không tự ý điều trị mà cần có sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ.

7.Cách phòng tránh lây nhiễm sùi mào gà cho người nhà

Sùi mào gà lây qua tiếp xúc vậy nguyên tắc cơ bản là cách ly nguồn bệnh.

Ví dụ: Nguồn bệnh nằm ở vùng sinh dục và hậu môn:

  • Vậy bạn rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước và sau khi chăm sóc vùng sinh dục của mình;
  • Không tiếp xúc trực tiếp vùng da bệnh với đồ có thể dùng chung với người khác như chăn chiếu, ga giường;
  • Giặt và sử dụng riêng quần áo đặc biệt là đồ lót;
  • Với vợ/chồng/bạn tình: Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị;

Với trường hợp người mẹ bị sùi mào gà có con nhỏ, vẫn có thể cho con bú; trong công tác chăm sóc vệ sinh, tắm rửa cho em bé thì cần rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc bé.

8. Những biện pháp nào để phòng chống bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà có thể được ngăn ngừa bằng cách thực hiện một số biện pháp đơn giản, chẳng hạn như:

  • Chung thủy với một bạn tình và không quan hệ tình dục với nhiều người.
  • Sử dụng bao cao su để phòng ngừa sùi mào gà và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Vệ sinh cơ thể, đặc biệt là bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác.
  • Nếu nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh, hãy đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
  • Tiêm vắc xin ngừa virus HPV gây bệnh.

Đến đây chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi tại sao bị sùi mào gà. Ngoài quan hệ tình dục, bệnh còn lây lan theo nhiều cách khác. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, bạn nên tránh sử dụng đồ dùng cá nhân của người khác và không tiếp xúc với vết thương hở của bất kỳ ai.

Tại sao bị sùi mào gà? Sùi mào gà có thể chữa khỏi hoàn toàn được không? Tại sao bị sùi mào gà? Sùi mào gà có thể chữa khỏi hoàn toàn được không? 
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
547
4
5

5 bình luận

Khi bị sùi mào gà, thì bạn cần có chế độ sinh hoạt hợp lý để giúp hệ miễn dịch có sức đào theo virus, hạn chế tái phát bệnh

4 tháng trước
Thích
Trả lời

chia sẻ thông tin hữu ích

4 tháng trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn bạn chia sẻ về bệnh sùi mào gà

5 tháng trước
Thích
Trả lời

Chia sẻ hữu ích, cảm ơn bạn

6 tháng trước
Thích
Trả lời

Bệnh này trông sợ quá

6 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!