Con gái tới tháng bị đau bụng có sao không? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.
H
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm phổ biến, đơn giản và có thể giúp nhận biết nhiều loại bệnh lý khác nhau. Trong đó, chỉ số RBC cũng được xác định, đánh giá bằng phương pháp này. Vậy RBC trong xét nghiệm máu là gì? Chỉ số này tăng hay giảm có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của chúng ta?
1. Chỉ số RBC trong xét nghiệm máu là gì?
Số lượng hồng cầu (RBC) là chỉ số phản ánh tổng số lượng tế bào hồng cầu có trong máu. Hồng cầu là thành phần chiếm đa phần số lượng lớn trong tế bào máu với nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các mô, vận chuyển CO2 từ các mô lên đào thải ở phổi. Bởi vậy, hồng cầu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ thể hàng ngày. Khi số lượng hồng cầu hay chỉ số RBC ít hay nhiều hơn so với tiêu chuẩn đều cho thấy những dấu hiệu bất thường từ cơ thể.
Số lượng hồng cầu thường nằm trong khoảng từ 4.0 đến 5.9 triệu tế bào/cm3, tương đương với số lượng hồng cầu được tính theo đơn vị quốc tế là: Nam 4.20-5.80 tế bào/l (T/L), Nữ 4.00-5.40 tế bào/l (T/L). Đối với trẻ sơ sinh, chỉ số RBC thường ở khoảng 3.8 tế bào /l (T/L)..
2. Chỉ số RBC trong máu tăng hay giảm là do những nguyên nhân nào?
2.1. Nguyên nhân dẫn đến chỉ số RBC trong máu tăng cao
Thông thường, những trường hợp có chỉ số RBC tăng cao thường là những người bị mất nước, nôn và đi ngoài quá nhiều, mắc chứng tăng hồng cầu, bị rối loạn tuần hoàn tim hay phổi, bị thiếu oxy trong máu hoặc những trường hợp là vận động viên có sử dụng doping, những người sống ở vùng núi cao,… Tuy nhiên, những trường hợp có chỉ số RBC cao thường không nhiều.
Hồng cầu rất quan trọng đối với sức khỏe chúng ta nhưng nếu hồng cầu tăng quá cao sẽ gây ra nhiều nguy cơ rủi ro về sức khỏe. Cụ thể tình trạng hồng cầu trong máu tăng cao sẽ khiến cho máu đặc quánh lại và dễ dàng dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch máu. Nếu không được cải thiện, tình trạng này sẽ gây ra đột quỵ khiến người bệnh gặp nguy hiểm đến tính mạng. Với những trường hợp tăng hồng cầu sinh lý thì thường ít nghiêm trọng hơn, đó là những trường hợp hồng cầu tăng sau bữa ăn hoặc hồng cầu tăng sau lao động thể lực.
Những người thừa cân béo phì, mắc bệnh tăng huyết áp hoặc bệnh động mạch vành,… là những đối tượng có nguy cơ bị tăng hồng cầu. Khi tăng hồng cầu, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng sau: Đau đầu, chóng mặt, hay đau bụng, bị viêm các dây thần kinh, da môi và da cổ xanh tím và đỏ hơn bình thường khi gặp thời tiết lạnh, lá lách có biểu hiện to và cứng nhẵn, phì đại tim và gan to.
2.2. Nguyên nhân dẫn đến chỉ số RBC trong máu giảm
Rất khó để xác định được nguyên nhân cụ thể dẫn đến chỉ số RBC trong máu giảm hay chính là số lượng hồng cầu trong máu giảm. Tuy nhiên, tình trạng này thường gặp ở những trường hợp như người bị thiếu máu, người bị mất máu, thiếu sắt, thiếu vitamin B12, ăn uống không đủ dưỡng chất,… Ngoài ra những đối tượng như phụ nữ mang thai, những trường hợp bệnh nhân bị suy tủy hay mắc các bệnh về thận, mắc bệnh ung thư hoặc cũng có thể do di truyền.
Khi giảm hồng cầu, nếu ở mức độ nhẹ, bạn sẽ gần như không cảm nhận được những thay đổi trong cơ thể, nói cách khác là triệu chứng của bệnh không rõ ràng. Tuy nhiên, nếu số lượng hồng cầu giảm đáng kể, bệnh nhân sẽ xuất hiện một số triệu chứng như sau:
+ Bệnh nhân cảm thấy rất khó để tập trung hay suy nghĩ.
+ Thường xuyên có biểu hiện đau nhức đầu.
+ Cảm thấy mệt mỏi, nhất là khi vận động nhiều hoặc sau khi tập thể dục.
+ Tâm lý người bệnh thay đổi thất thường, thường xuyên cảm thấy khó chịu, hay cáu gắt vô cớ.
+ Với những trường hợp thiếu máu nặng có thể dẫn đến một số triệu chứng như đau lưỡi, khó thở, màu sắc da thay đổi (thường nhợt nhạt hơn), móng tay giòn, bị choáng khi bạn đứng lên,..
3. Cách xác định chỉ số RBC
Phương pháp nhanh chóng và đơn giản để xác định chỉ số RBC chính là thực hiện xét nghiệm máu. Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan tâm đến một số chỉ số đánh giá hồng cầu quan trọng khác, như chỉ số MCV và MCH. Trong đó, chỉ số MCV giúp chúng ta đánh giá được kích thước của hồng cầu to nhỏ ra sao và chỉ số MCH để đánh giá màu sắc của hồng cầu như thế nào.
Ngoài ra, những trường hợp thực hiện tổng phân tích máu còn có thể biết được về chỉ số hemoglobin và hematocrit. Đây là hai chỉ số rất quan trọng, hemoglobin chính là lượng huyết sắc tố có trong máu và hematocrit cho chúng ta biết thể tích máu, hồng cầu chiếm bao nhiêu phần trăm.
Những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số RBC trong xét nghiệm máu là gì và chỉ số này tăng hay giảm có ảnh hưởng như nào đến sức khỏe của chúng ta. Xét nghiệm tổng phân tích máu chính là một danh mục không thể thiếu trong những buổi thăm khám sức khỏe định kỳ.
4 bình luận
Mới nhất
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
đúng là có xem mà chưa hiểu, giờ đọc được bài viết này giúp m thông não rồi
Cảm ơn bạn chia sẻ về chỉ số RBC
Kiến thức bổ ích ạ
Cảm ơn thông tin bạn chia sẻ