Thông thường, mụn vùng kín thường tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu vùng kín có những
... Xem thêmphụ nữ có thể khắc phục những rắc rối của giai đoạn mãn kinh bằng những giải pháp đơn giản
Về chế độ ăn uống
Nên tăng cường chất đạm, axit béo omega-3, chất xơ và canxi trong thực đơn hàng ngày. Cụ thể:
-Chất đạm
Ở tuổi tiền mãn kinh, khối lượng cơ bắt đầu sụt giảm. Vì thế, bạn cần tăng lượng protein trong khẩu phần ăn vì protein hỗ trợ duy trì khối lượng cơ. Ngoài ra, protein còn giúp điều chỉnh cảm giác thèm ăn và lượng đường trong máu, cũng như cân bằng lượng hormone trong cơ thể bạn. Thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng, các loại đậu… là nguồn protein tốt.
-Axit béo omega-3
Axit béo omega-3 có liên quan đến việc giảm viêm, cải thiện tâm trạng và phòng ngừa chứng trầm cảm. Do vậy, người phụ nữ rất cần bổ sung các loại cá béo (cá ngừ, cá thu, cá trích…) trong chế độ ăn. Viên uống dầu cá cũng là lựa chọn tốt nếu lượng cá béo bạn cung cấp chưa đủ.
-Chất xơ
Chất xơ (có trong các loại rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu…) giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, từ đó hạn chế cảm giác thèm ăn và duy trì cân nặng. Điều này đặc biệt hữu ích đối với phụ nữ tiền mãn kinh – những người dễ bị tăng cân do tốc độ trao đổi chất chậm lại.
Chẳng những vậy, chất xơ còn được chứng minh giúp làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh lão hóa bao gồm bệnh tim, đột quỵ và ung thư.
-Canxi
Khi nguy cơ loãng xương tăng lên, bạn cần tăng lượng canxi lên 1.200mg/ngày. Vitamin D cũng rất quan trọng vì giúp cơ thể hấp thụ canxi tối đa. Bạn hãy làm bạn với sữa không đường tách béo, các loại đậu, động vật có vỏ, trứng… vì đây là nguồn canxi dồi dào.
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, có một số thực phẩm bạn cần hạn chế hoặc kiêng tuyệt đối khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, đó là:
• Thực phẩm giàu chất béo bão hòa: mỡ động vật, các chế phẩm từ sữa như bơ, phô mai…
• Thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế cao: bánh mì trắng, mì, bánh ngọt, kẹo, kem…
• Thức uống chứa caffein
Về chế độ sinh hoạt
Lối sinh hoạt khoa học sẽ giúp bạn đẩy lùi các triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh. Cụ thể:
• Tập thể dục hàng ngày
• Ngừng hút thuốc lá
• Hạn chế uống rượu bia
• Cố gắng tạo cho mình giấc ngủ ngon và ngủ đủ 7 – 8 giờ/ngày
• Duy trì cân nặng ổn định với chỉ số BMI trong giới hạn bình thường
-Sử dụng thuốc
Trong trường hợp các triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh của bạn trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, bác sĩ sẽ dùng đến một số loại hormon thay thế (bổ sung Estrogen và Progesterone); điều trị nội tiết (bao gồm điều trị estrogen toàn thân hoặc khu trú, liệu pháp nội tiết estrogen và progesterone kết hợp, điều trị estrogen có kèm hay không kèm với progesterone…). Tuy nhiên, việc uống loại thuốc nào, liều lượng bao nhiêu, điều trị trong thời gian bao lâu… cần được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng nhằm tránh những rủi ro xảy đến cho sức khỏe. Do đó, chị em không nên tự ý uống thuốc mà cần đến cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa phụ sản để được kiểm tra sức khỏe và được bác sĩ chỉ định dùng thuốc đúng cách.
1 bình luận
Mới nhất
tuổi mãn kinh mỗi người mỗi khác phải ko bạn nhỉ