🔥 Bài đăng hot nhất

Những người không nên ngâm chân

Ngâm chân, massage chân vốn là những phương pháp dưỡng sinh được nhiều người yêu thích bởi thao tác thực hiện dễ dàng, hiệu quả và tiết kiệm. Tuy nhiên phương pháp này không thực sự phù hợp và có lợi ích đối với sức khỏe của mọi người. Cùng tham khảo bài viết dưới đây: Những người không nên ngâm chân để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, để biết được bạn có thuộc nhóm đối tượng không nên ngâm chân không nhé!

Những người không nên ngâm chân để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe

Phụ nữ mang thai không nên ngâm chân

Mang thai là một trong những thời kì quan trọng của người phụ nữ, chính vì vậy trong thời gian này, người mẹ cần có những kiêng cữ để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như em bé trong bụng. Trong đó có việc ngâm chân, xông hơi,…

Phụ nữ mang thai không nên xông hơi hoặc ngâm chân bằng nước nóng, hay thậm chí là tắm quá lâu, ngâm mình, …. Bởi khi thực hiện ngâm chân hay tắm lâu, ngâm mình khiến cho mấu tập trung xuống chân nhiều và không đủ cung cấp lên não, gây tức ngực, chóng mặt,…ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mẹ và thai nhi.

Hơn nữa nước nóng cũng khiến tĩnh mạch giãn nở, gây ra các tình trạng sung, phù nề,… của mẹ bầu trở nên trầm trọng hơn.

Trẻ em trong giai đoạn dậy thì

Trẻ em trong độ tuổi dậy thì, các hormone đang trong giai đoạn phát triển mạnh nếu có kích thích dễ dẫn đến rối loạn, các chức năng cũng như hệ thống xướng, khớp vẫn liên tục phát triển và chưa ổn định, chính vì vậy không nên thực hiện ngâm chân cho trẻ trong giai đoạn này.

Ngâm chân nước nóng dễ làm các dây chằng ở chân trẻ trở nên lỏng lẻo hơn, ảnh hưởng sự duy trì và phát triển của lòng bàn chân và làm tăng nguy cơ mắc bệnh chân bẹt ở trẻ.

Người bị mắc chứng xơ cứng và tắc nghẽn động mạch

Những người mắc chứng xơ cứng và tắc nghẽn động mạch tuyệt đối không nên ngâm chân, xin nhắc lại là tuyệt đối không nên sử dụng phương pháp ngâm chân. Bởi việc ngâm chân với nước nóng sẽ khiến lượng máu tăng lên nhưng không thể thay đổi tốc độ máu chảy ngược trong tĩnh mạch, dễ tăng huyết áp và làm bệnh tình nặng thêm, một số trường hợp nặng có thể gây ra tình trạng hoại tử.

Chính vì vậy thay vì ngâm chân người mắc chứ xơ cứng và tắc nghẽn động mạch có thể thực hiện massage chân cũng có thể khiến cơ thể được thoải mái và dễ chịu hơn.

Người bị bệnh tiểu đường cũng thuộc nhóm những người không nên ngâm chân

Lý do là phần da chân của người bị bệnh tiểu đường khá mềm, mỏng, yếu và phần lớn các đầu mút dây thần kinh đều không thể cảm nhận nhiệt độ bên ngoài một cách bình thường.

Nếu nước ngâm chân quá nóng hoặc nóng đột ngột, họ không thể kịp thời phát hiện và phản ứng nên dễ bị bỏng. Một khi phần cơ thể của người mắc tiểu đường bị bỏng hay bị thương, dù chỉ một chỗ nhỏ, nếu không kịp thời chữa trị có thể dẫn đến lây lan, lở loét nghiêm trọng.

Chính vì thế người mắc tiểu đường không nên áp dụng phương pháp ngâm chân để bảo vệ sức khỏe!

Người mắc bệnh tim mạch không nên ngâm chân

Người mắc các bệnh về tim mạch không nên thực hiện ngâm chân. Lý do là chức năng tim mạch của người bệnh vốn đã yếu ớt và khả năng cung cấp máu tới các bộ phận trong cơ thể kém. Ngâm chân làm giãn nở mao mạch, làm máu càng chảy xuống phần chân, làm các cơ quan quan trọng như tim, não thiếu máu và oxy, dẫn đến các hiện tượng như: Tức ngực, thở gấp, chóng mặt, choáng váng,…Nặng hơn có thể gây ra ngất xỉu, đột quỵ,… rất nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.

Người có sức khỏe yếu

Với những người sức khỏe yếu, khi thời gian ngâm chân quá lâu dễ dẫn đến thay đổi về huyết áp, gây hạ huyết áp đột ngột. Người bị ốm sốt, đau đầu, buồn nôn, ho, huyết áp không ổn định,… cũng không nên ngâm chân. Những người bị herpes, eczema,… cũng không nên ngâm chân vào nước nóng để tránh bị nhiễm trùng.

Như vậy, không phải ai cũng nên ngâm chân dưỡng sinh. Trước khi ngâm chân, cần tìm hiểu kỹ những ai không nên ngâm chân? Những ai cần hạn chế và tìm ra phương pha chăm sóc sức khỏe phù hợp với bản thân mình để tránh gây hại mà vẫn đem lại kết quả tốt cho sức khỏe!

Những điều cần lưu ý khi thực hiện ngâm chân

Phương pháp ngâm chân hàng ngày có vẻ như đơn giản nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, chính vì vậy hãy cùng tìm hiểu nhanh những điều cần lưu ý khi thực hiện ngâm chân dưới đây bạn nhé!

Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu ngâm chân phù hợp

Nên sử dụng thau, chậu gỗ hoặc gốm có kích thước đủ rộng để ngâm chân. Đặc biệt là khi ngâm chân với các loại thảo dược, chúng ta không nên dùng các loại vận dụng, thau, chậu kim loại, để tránh xảy ra các phản ứng hóa học giữa kim loại và thảo dược, sinh ra các chất độc có hại cho sức khỏe.

Chuẩn bị thêm một số nguyên liệu như: Gừng tươi, muối hạt, chanh tươi,… Có thể thêm vào trong quá trình ngâm chân để tọa hiệu quả và cảm giác thư giãn hơn.

Lượng nước vừa đủ khi ngâm chân là bao nhiêu?

Lượng nước ngâm chân nên cao đến mắt cá chân là tốt nhất. Chú ý không để nước quá nhiều hoặc quá ít gây ảnh hưởng tới khả năng thư giãn và thải độc của chân.

Nhiệt độ nước vừa phải

Nhiệt độ cơ thể người khỏe mạnh bình thường trong khoảng từ 36-37 độ C. Nếu muốn ngâm chân có hiệu quả, nhiệt độ nước phải cao hơn nhiệt độ cơ thể, tốt nhất nên ngâm với nước ấm từ 40-45 độ C tùy vào khả năng của mỗi người mà có thể tăng hoặc giảm nhiệt độ trong khoảng này để cảm thấy dễ chịu nhất!

Không nên ngâm chân quá lâu

Thời gian thực hiện ngâm chân thư giãn tốt nhất là 15-20 phút, lâu nhất không quá 30 phút.

Khi ngâm chân, nhịp tim và tuần hoàn máu sẽ tăng nhanh. Ngâm chân quá lâu không làm cơ thể dễ chịu hơn mà còn tăng thêm gánh nặng cho tim mạch và khiến cơ thể khó chịu. Massage chân và lòng bàn chân 3-5 phút sau khi ngâm chân rất tốt cho lưu thông máu, thúc đẩy tuần hoàn trao đổi, giúp giấc ngủ đêm sâu và ổn định hơn.

Tóm lại, qua bài viết: Những người không nên ngâm chân, chúng ta nhận thấy phương pháp ngâm chân vốn mang lại rất nhiều lợi ích nhưng vẫn nguy hiểm đối với một vài nhóm người nhất định. Đồng thời, cũng nên lưu ý những những điều như nhiệt độ nước và thời gian ngâm chân để tránh những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe!

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
236
4
4

4 bình luận

Cảm ơn bạn đã chia sẻ kiến thức hay bổ ích

8 tháng trước
Thích
Trả lời

Bài viết rất hữu ích nhé, cảm ơn bạn chia sẻ

9 tháng trước
Thích
Trả lời

Ngâm chân nước ấm có thêm tý gừng rất tốt luôn ấy

9 tháng trước
Thích
Trả lời

Mẹ mình bị giãn tính mạch bs cũng bảo k nên ngâm chân nước ấm

9 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!