🔥 Bài đăng hot nhất

Những điều phụ nữ cần làm định kỳ hàng năm để có sức khỏe tốt

1.Lựa chọn biện pháp ngừa thai phù hợp


Thực hiện khám sức khỏe nữ sẽ giúp chị em lựa chọn được phương pháp ngừa thai phù hợp với bản thân. Có rất nhiều biện pháp tránh thai, chẳng hạn như: sử dụng thuốc tránh thai, dụng cụ tránh thai (vòng ngừa thai), miếng dán, bao cao su hoặc que cấy. Mỗi biện pháp này sẽ có ưu nhược điểm khác nhau và phù hợp với từng phụ nữ khác nhau.


2. Tầm soát ung thư


Ung thư hầu hết đều diễn biến âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Đa số bệnh nhân khi đến khám thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, cơ hội điều trị rất thấp, thậm chí không thể chữa khỏi. Do vậy, tầm soát sớm ung thư là cách tốt nhất để phòng chống và phát hiện sớm căn bệnh quái ác này, gia tăng cơ hội điều trị thành công và tiết kiệm chi phí tối đa cho bệnh nhân. Đối với phụ nữ, nên thực hiện tầm soát định kỳ đối với ung thư vú, ung thư ruột kết và các loại ung thư phổ biến khác.


3. Tiêm phòng bệnh nhiễm


Phụ nữ khám sức khỏe định kỳ sẽ được tiêm vắc-xin phòng chống các bệnh truyền nhiễm như: Cúm, virus HPV...


Tiêm phòng bệnh nhiễm là điều cần thiết, nhất là giai đoạn trước khi mang thai


4. Khám nghiệm các bệnh lý thường gặp


Có những bệnh lý vô cùng phổ biến đối với tất cả mọi người, kể cả phụ nữ ở độ tuổi còn rất trẻ. Đó là cao huyết áp, loạn nhịp tim, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, và đặc biệt là các vấn đề xương (như loãng xương). Khám sức khỏe hàng năm giúp xác định nguy cơ mắc các bệnh lý này, để từ đó lên kế hoạch điều trị hiệu quả về sau.


5. Phát hiện sớm bệnh trầm cảm


Trầm cảm hiện nay không còn là khái niệm mới, nhưng để phòng tránh hiệu quả thì không hề dễ dàng, đặc biệt là khi tần suất mắc bệnh ngày càng nhiều và diễn tiến bệnh thường khá nghiêm trọng. Bệnh nhân trầm cảm nặng có thể dẫn đến tự tử, một tình trạng đáng báo động trong những năm gần đây


Để chẩn đoán trầm cảm, bác sĩ sẽ đề cập những câu hỏi liên quan đến dấu hiệu mắc bệnh, mức độ thường xuyên và khả năng gây nguy hiểm của bệnh đối với người phụ nữ.

6. Sàng lọc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) bao gồm: chlamydia, lậu và herpes sinh dục... Nguyên nhân gây bệnh là vi trùng sống trên da hoặc dịch cơ thể, bao gồm tinh dịch, dịch âm đạo và máu.

Hiện nay đã có hơn 30 loại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng khác nhau được xác định là những tác nhân gây ra STIs. Khám sức khỏe tổng quát giúp chị em tầm soát phát hiện các nhóm tác nhân gây bệnh kể trên.

7. Giải đáp thắc mắc về sức khỏe sinh sản

Đôi khi những vấn đề thầm kín của chị em về giới tính, phụ khoa hay tình dục chỉ có thể thảo luận giải đáp trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa. Ví dụ những vấn đề như: giao hợp như thế nào, bị đau khi quan hệ tình dục, thay đổi nội tiết tố, giảm ham muốn, hay đơn giản là những lời khuyên trong chuyện chăn gối, sẽ được bác sĩ giải đáp trong khi khám sức khỏe nữ.Đừng để những thắc mắc trong chuyện chăn gối ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn

8. Kiểm soát cân nặng

Đây là vấn đề luôn được nhiều chị em quan tâm. Khi tiến hành khám tổng quát, chị em phụ nữ sẽ được tính chỉ số khối cơ thể (BMI), từ đó biết được mức độ thừa cân hay thiếu cân của cơ thể. Bên cạnh đó, bác sĩ còn cho rất nhiều lời khuyên về việc tập thể dục đều đặn, hạn chế béo phì, chế độ ăn uống sinh hoạt thế nào, cũng như các biện pháp can thiệp liên quan đến bệnh lý thừa cân béo phì.

9. Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt

Việc trang bị đầy đủ kiến thức về chu kỳ kinh nguyệt là điều cần thiết, giúp chị em phụ nữ hiểu thêm về cơ thể mình và cách xử lý đối với các vấn đề thường gặp trong kỳ hành kinh. Khám sức khỏe nữ là cơ hội để bạn thảo luận những vấn đề liên quan đến các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt, cách tính ngày rụng trứng, chảy máu kinh, hoặc kinh nguyệt không đều...

10. Tư vấn chuẩn bị mang thai

Nếu đang có dự định mang thai trong khoảng thời gian tới, bạn sẽ cần một vài lời khuyên của bác sĩ sản phụ khoa về kế hoạch và sự chuẩn bị cho quá trình mang thai. Bác sĩ sẽ đề cập đến chế độ ăn uống, lối sống, thói quen, tiền sử bệnh của bạn và tất cả người thân trong gia đình, các thuốc bạn đang sử dụng, và những lần mang thai trong quá khứ.

11. Hỗ trợ các vấn đề khác

Khám sức khỏe định kỳ còn là dịp để chị em trình bày những vấn đề khác: như triệu chứng mãn kinh, tiểu không tự chủ, hoặc các rối loạn về tâm sinh lý khác.

3
40k
4 Bình luận

4 bình luận

sao phụ nữ có nhiều vấn đề cần quan tâm thế này, cảm ơn bạn nhiều nha

1 năm trước
Thích
Trả lời

Không phải tất cả mọi người ai cũng biết những điều phụ nữ cần làm định kỳ hằng năm đối với sức khoẻ bản thân , bài chia sẻ của bạn rất đầy đủ và cần thiết .

1 năm trước
Thích
Trả lời

Hay quá mom, có khi mình cũng không nghĩ đến luôn. Cảm ơn mom nhé

1 năm trước
Thích
Trả lời

Bài viết bạn chia sẻ hữu ích quá ạ. Trước giờ mình cũng ít khi để ý bản thân, giờ phải thay đổi mới được

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!