Con gái tới tháng bị đau bụng có sao không? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.
H
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
1. Bổ sung các nguyên tố vi lượng cần thiết
I-ốt đóng vai trò quan trọng trong tổng hợp các hormone tuyến giáp, do vậy nguyên nhân chính dẫn đến bướu cổ hay các bệnh lý tuyến giáp là vì sự thiếu hụt một phần i-ốt. Chúng ta có thể bổ xung i-ốt thông qua các thức ăn thường ngày như muối, bánh mì, sữa,... nhưng nếu nghi ngờ tuyến giáp của bản thân hoạt động kém thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng vitamin D và selen, đây là 2 yếu tố giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp.
Thông thường, 200mg selen mỗi ngày là đủ để giảm lượng kháng thể tuyến giáp. Còn đối với Vitamin D bạn nên kiểm tra xem cơ thể có bị thiếu hụt hay không sau đó mới bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ.
2. Không nên ăn một số loại thực phẩm ảnh hưởng đến tuyến giáp
Các rau thuộc họ cải như: cải xoong, cải xoăn, bắp cải, súp lơ,... là những loại thực phẩm thường ngày cung cấp nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên ăn quá nhiều hoặc chế biến không đúng cách sẽ ảnh hưởng phần nào đến tuyến giáp. Goitrogens hay yếu tố kích thích bướu cổ phát triển còn tồn tại rất nhiều trong các loại rau trên nếu chúng không được nấu chín, chất này còn can thiệp vào quá trình tổng hợp các hormon tuyến giáp. Tuy rằng chúng bị bất hoạt khi nấu chín kỹ nhưng bạn cũng nên ăn một cách điều độ.
3.Tránh tiếp xúc với những yếu tố độc hại từ môi trường
Theo như nghiên cứu của Viện khoa học Y tế Mỹ thì việc tiếp xúc lâu dài với những chất gây rối loạn nội tiết sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. Trong đó chất perfluorinated có trong áo mưa, thảm sàn,... có liên quan phần nào đến các bệnh tuyến giáp.
Ngoài ra, theo như một số nghiên cứu thì một số chất có trong nhựa cứng hoặc nhựa đóng hộp cũng gây nên rối loạn nồng độ hormone tuyến giáp. Do vậy bạn nên sử dụng hộp thủy tinh, sứ,... để bảo quản thức ăn thay bằng những hộp nhựa.
Ngoài ra nếu bạn đã từng xạ trị chữa bệnh trong quá khứ thì sau này nguy cơ bị bướu cổ của bạn là khá cao.
Mặc dù không thể tránh được việc tiếp xúc với những vật dụng trên, tuy nhiên cũng nên hạn chế tối đa để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc bệnh bướu cổ.
4 bình luận
Mới nhất
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
Lúc nhỏ mình cũng bị bướu cổ , mẹ mình cho đi khám và uống thuốc năm lớp 7 , sau đó mình cũng không khám lại . Năm ngoái mình đi ung bướu kiểm tra lại thì không có nữa . Cảm ơn bài chia sẻ của ban nha .
Bài chia sẻ hay và bổ ích nè.
Cảm ơn những thông tin bổ ích bạn chia sẻ
Cảm ơn bài chia sẻ của bạn nhé