Ngực căng tức có phải dấu hiệu mang thai? Tìm hiểu nguyên nhân và c
Cảm giác ngực căng tức, đau nhẹ hoặc nhạy cảm hơn bình thường là một trải nghiệm khá quen thuộc với nhiều phụ nữ.Một trong những câu hỏi thường gặp nhất khi xuất hiện triệu chứng này là liệu ngực căng tức có phải dấu hiệu sớm gặp ở phụ nữ mang thai?
Đây là một băn khoăn hoàn toàn dễ hiểu, vì thay đổi ở ngực là một trong những dấu hiệu sớm nhất mà nhiều phụ nữ nhận thấy khi có thai. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều triệu chứng khác, căng tức ngực không phải là dấu hiệu đặc hiệu chỉ riêng cho thai kỳ, ngực căng tức cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác:
- Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhầm lẫn. Sự thay đổi nội tiết tố (estrogen và progesterone) trước kỳ kinh cũng gây giữ nước và làm ngực căng tức, đau tương tự như khi mới mang thai. Đây là lý do chính khiến nhiều người băn khoăn ngực căng tức có phải dấu hiệu mang thai hay chỉ là sắp "đến tháng".
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc tránh thai nội tiết, liệu pháp thay thế hormone, thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu... có thể gây căng tức ngực.
- Thay đổi sợi bọc tuyến vú (Fibrocystic breast changes): Đây là tình trạng lành tính, phổ biến khiến mô vú trở nên đặc hơn, có thể hình thành các nang nhỏ gây đau hoặc căng tức, đặc biệt là trước kỳ kinh.
- Viêm tuyến vú: Thường gặp ở phụ nữ cho con bú nhưng cũng có thể xảy ra ở người khác. Gây đau, sưng đỏ, nóng rát ở một vùng vú, có thể kèm sốt.
- Giai đoạn dậy thì hoặc tiền mãn kinh: Sự biến động nội tiết tố trong các giai đoạn chuyển tiếp này cũng có thể gây thay đổi ở ngực.
- Chấn thương vùng ngực: Va đập hoặc tổn thương cơ ngực.
- Mặc áo ngực không phù hợp: Áo quá chật hoặc không nâng đỡ tốt.
Khi nào nên đi gặp bác sĩ?
Ngoài việc xác nhận thai kỳ, bạn nên đi khám bác sĩ nếu:
- Cơn đau ngực dữ dội, kéo dài hoặc chỉ khu trú ở một điểm.
- Phát hiện khối u cục bất thường ở vú.
- Có sự thay đổi trên da vú (lõm, nhăn, dày lên, đỏ).
- Núm vú tiết dịch bất thường (đặc biệt là dịch có máu).
- Có dấu hiệu nhiễm trùng (sưng, nóng, đỏ, đau, có thể kèm sốt).
❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!
ngực căng tức cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân
ngực căng tức cũng là một trong những dấu hiệu của mang thai