🔥 Bài đăng hot nhất

Ngải cứu làm dày niêm mạc tử cung, sự thật hiển nhiên mà bạn nữ còn mơ hồ!

Đừng bỏ lỡ ngải cứu nếu bạn đang tìm kiếm cách khắc phục niêm mạc tử cung mỏng. Bởi Ngải cứu làm dày niêm mạc tử cung vô cùng hiệu quả đấy!

Tại sao phải làm dày niêm mạc tử cung?

Trước khi chia sẻ vì sao Ngải cứu làm dày niêm mạc tử cung, Gieo Mầm Hạnh Phúc muốn chia sẽ cho bạn đọc thêm về vấn đề dày mỏng của niêm mạc tử cung. Nội mạc tử cung thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt để đáp ứng với các kích thích từ hormon.


Trong giai đoạn đầu của chu kỳ kinh, hormone estrogen làm cho lớp niêm mạc phát triển và dày lên để chuẩn bị cho tử cung mang thai.


Sau khi rụng trứng, nồng độ của progesterone bắt đầu tăng lên. Progesterone chuẩn bị nội mạc tử cung để tiếp nhận và nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh.


Nếu không có thai, nồng độ estrogen và progesterone giảm. Giảm progesterone tạo ra máu kinh qua sự bong tróc của lớp niêm mạc. Khi lớp niêm mạc bị bong ra hoàn toàn, một chu kỳ kinh nguyệt mới sẽ bắt đầu. [1]


Và nội mạc tử cung đóng vai trò quan trọng trong thụ thai và bảo vệ sự phát triển của thai nhi sau đó. Do vậy khi làm dày được niêm mạc tử cung trứng sẽ có vị trí bám vững chắc hơn và quan trọng hơn khi thụ được thai túi thai cũng sẽ được nâng đỡ hơn.

Nhờ chất gì mà Ngải cứu làm dày niêm mạc tử cung?

Ngải cứu làm dày niêm mạc tử cung nhờ vào khả năng kích thích được hormon estrogen và progesteron. Vậy nhờ chất gì mà Ngải cứu tác động được vào hormon sinh sản quan trọng này.


Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc từ những năm 1998 đã phân lập ra được khoảng 19 hợp chất flavonoid, và các flavonoid có trong Ngải cứu làm dày niêm mạc tử cung thông qua con đường kích thích estrogen.[2]

Ngải cứu làm dày niêm mạc tử cung, góc nhìn y học cổ đại.

Sơ bộ qua về Ngải cứu: Đây là loại thân cỏ sống lâu năm, tên nước ngoài là Artermisia vulgaris L hoặc Mugwort. Cây cao từ 50-60cm, lá to, mọc so le, mở rộng và không có cuốn. Ngải cứu là một vị thuốc thông dụng trong cả đông và tây y. (Theo PGS Tiến Sĩ Đỗ Tất Lời – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam)


Niềm tin của người Tây Âu cổ

Ngải cứu đã được biết đến nhiều ở Ai Cập cổ đại, Hy Lạp và La Mã. Theo tín ngưỡng cổ xưa, tên gọi của nó bắt nguồn từ tên của nữ thần Hy Lạp Artemis, người bảo trợ cho phụ nữ mang thai và các bà mẹ mới sinh. [3]


Ở khu vực Châu Âu như Anh, Đức, thì Ngải cứu là “người bạn” tốt nhất của phụ nữ và dân du mục, nhờ vào khả năng bổ ấm mạnh giúp lưu thông khí và máu. Đối với khả năng sinh sản thì Ngải cứu sẽ tăng lưu thông máu xương chậu, tạo nên niềm tin tăng khả năng thụ thai. [4]

Y học cổ truyền Việt Nam

Ngải cứu trong y học cổ truyền tại Viêt Nam là một vị thuốc đông y có tính hơi ôn vị cay dùng làm thuốc ôn khí huyết, điều kinh và an thai.


Trong sách những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của PGS TS Đỗ Tất Lợi, thuốc điều kinh – tác động lên các hormon sinh sản – Ngải cứu được ghi rất rõ như sau: Một tuần lễ trước khi có kinh, uống mỗi ngày 6-12g (không quá 20g), sắc với nước hay hãm với nước sôi, chia làm 3 lần uống trong ngày.


Tuy nhiên có một xung đột giữa y học cổ truyền tại Việt Nam và Tây Âu là việc Ngải cứu có hay không có gây sảy thai. Theo sách của PGS Tiến Sĩ Đỗ Tất Lợi (một trong những giáo sư đầu ngành về nghiên cứu thuốc đông y tại Việt Nam) khẳng định rằng Ngải cứu không gây sảy thai!


Ngải cứu làm dày niêm mạc tử cung, liệu khoa học có đồng ý?

Một nghiên cứu gần đây của Ấn Độ với tiêu đề hoạt động chống vô sinh của lá Ngải cứu trên chuột Wistar cái. Trong nghiên cứu này sử dụng đối tượng chuột Winstar cái (có cơ quan sinh dục tương tự con người) và cho chúng dùng tương ứng là 300 và 600 mg/kg chiết xuất thực vật methanolic cua Ngải cứu.

Kết thúc nghiên cứu ghi nhận được: Lượng estrogen cao hơn ở những con chuột có sử dụng Ngải cứu, trọng lượng cơ quan sinh sản tăng lên (có thể là do sự dày lên của niêm mạc).


Qua đó nghiên cứu khẳng định được rằng chiết xuất methanolic của Ngải cứu làm dày niêm mạc tử cung, thông qua con đường kích thích estrogen từ buồng trứng. Đặc biệt ghi nhận cả sự tăng sinh của estrogen ở một số động vật bị cắt buồng trứng! [5]


Một nghiên cứu lớn hơn nữa, nhằm đánh giá chức năng dược lý toàn bộ của Ngải cứu. Ghi trong nghiên cứu này rằng Ngải cứu có khả năng làm dày niêm mạc tử cung lên nhiều lần và làm bình thường hóa lại tử cung từ các tổn thương do nội tiết tố. [6]

Một nghiên cứu trực diện trên ống nghiệm đặt ra câu hỏi liệu các flavonoid có trong Ngải cứu làm dày niêm mạc tử cung? Khi thực nghiệm trên môi trường ống nghiệm các flavonoid này rất ít ảnh hưởng đến estrogen. Tuy nhiên nghiên cứu vẫn chỉ ra được rằng có thể sử dụng các flavonoid này trong việc làm giàu estrogen trong cơ thể. [7]

Ngoài Ngải cứu ra còn rất nhiều nhóm thực phẩm tốt cho Trứng và Tử cung, bạn nữ có thể xem và bổ sung cho mình thêm những thực phẩm cần cho sinh sản.


Sử dụng Ngải cứu hằng ngày sẽ nâng cao khả năng sinh sản của bạn nữ lên nhiều lần. Tuy nhiên bản thân Ngải cứu bổ sung tự nhiên hằng ngày là rất khó, thứ nhất là do Ngải cứu khá khó ăn với 1 số bạn nữ, thứ hai là ngày nào cũng dùng Ngải cứu cũng rất “ngán ngẩm”.

Tác dụng khác của Ngải cứu lên khả năng sinh sản

Ngải cứu giúp tử cung trở lại bình thường và làm săn chắc hệ thống sinh sản, và hữu ích để điều trị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, dọa sẩy thai và sinh con.

Tắm hơi với nước sắc đậm đặc của Ngải cứu làm giảm đau bụng kinh.

Hỗn hợp của lá Ngải cứu được sử dụng để gây kinh nguyệt ở trẻ em gái vị thành niên với chậm kinh.

Tắm với nước sắc của Ngải cứu rất hữu ích trong việc đóng tử cung và tiêu viêm.

Ngải cứu sấy khô và dùng 0,5-2 g ba lần mỗi ngày có lợi trong chảy máu tử cung bất thường.

Mong rằng qua bài viết tổng hợp kiến thức khoa học và chi tiết này, bạn nữ đã có cho mình một món ăn “chiến lược” trên hành trình mong con sắp tới!



Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
4434
5
7

7 bình luận

Để mà nói thì ngải cứu làm ấm tử cung, giúp niêm mạc dày lên để dễ thụ thai, nhưng có thai 3 tháng đầu thì lại k nên ăn đâu nhé

5 tháng trước
Thích
Trả lời

Mình khi có kế hoạch có thai là cũng hay ăn trứng tráng ngải cứu, trứng lộn hầm ngải cứu dễ đậu hơn đó

5 tháng trước
Thích
Trả lời

Tắm ngải cứu như nào á bạn, mình cho nó vào nước sôi rồi cho nó bốc hơi lên hay sao ạ

5 tháng trước
Thích
Trả lời

Ngải cứu thì k còn xa lạ gì đối với skhoe của chị em phụ nữ chúng mình rồi

5 tháng trước
Thích
Trả lời

Lá ngải cứu có nhiều công dụng hay mình đã biết nhưng giờ mới biết còn có thể làm dày niêm mạc. Cảm ơn bạn chia sẻ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Hay quá vậy giờ mình mới biết

1 năm trước
Thích
Trả lời

Giờ mình mới biết luôn. Cảm ơn chia sẻ của bạn

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!