Huyết áp bao nhiêu là cao?
Huyết áp cao còn gọi là tăng huyết áp, là trình
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
2 tháng gần đây em không có kinh nguyệt dù em có những biểu hiện của việc sắp tới kỳ kinh như đau lưng, đau bụng, căng ngực,... Nhưng sau vài ngày lại hết và không tới kì kinh nguyệt. Em test que thì đều 1 vạch. Em có tăng cân và uống thuốc giảm cân để hỗ trợ, nhưng tháng này bụng em thấy to hơn so với bình thường. Test que thử vẫn 1 vạch và không tới kỳ kinh. Cho em xin hỏi em bị gì với ạ?
3 bình luận
Mới nhất
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
Có thể thuốc làm ảnh hưởng nội tiết tố đó bạn
Chào bạn,
Trường hợp của bạn cần khám phụ khoa càng sớm càng tốt bạn nhé. Chậm kinh, bụng to lên, nhưng test thử thai 1 vạch có thể do que thử hỏng hoặc bạn thử thai sai cách. Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân mang thai còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến chậm kinh như sử dụng thuốc bừa bãi, tăng giảm cân, stress, u buồng trứng, buồng trứng đa nang, suy buồng trứng,...
Vì vậy, bạn cần phải khám phụ khoa, bác sĩ tư vấn cụ thể hơn cho bạn dựa trên kết quả thăm khám.
Chúc bạn khỏe mạnh
BS Hoàng Công Hải
Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Tình trạng không tới kỳ kinh nguyệt trong 2 tháng có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:Stress: Căng thẳng và áp lực tâm lý có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn đang trải qua mức độ stress cao, có thể gây ra kinh nguyệt không đều hoặc kinh nguyệt bị chậm.
Thay đổi cân nặng: Tăng cân hoặc giảm cân quá nhanh cũng có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn đã tăng cân và uống thuốc giảm cân, điều này có thể ảnh hưởng đến cơ chế điều chỉnh hormone trong cơ thể.
Rối loạn nội tiết tố: Các rối loạn nội tiết tố như buồng trứng đa nang, rối loạn tiền mãn kinh, hoặc các vấn đề về tuyến giáp có thể gây ra sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.
Các vấn đề về sức khỏe khác: Một số bệnh lý như u xơ tử cung, viêm buồng trứng, hoặc các vấn đề về tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Tuy nhiên, để xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát, lấy mẫu xét nghiệm và thảo luận với bạn về các triệu chứng và lịch sử sức khỏe của bạn để đưa ra chẩn đoán chính xác.
Chúc bạn khỏe mạnh!
Chuyên mục liên quan