🔥 Bài đăng hot nhất

HPV tự đào thải sau 2 năm có đúng không?

HPV tự đào thải sau 2 năm có đúng không? Mất bao lâu để HPV tự đào thải? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin khoa học, chính xác về vấn đề trên một cách chi tiết nhất, các bạn có thể tham khảo nhé!

HPV tự đào thải sau 2 năm có đúng không?

Đúng trong một số trường hợp! Theo các chuyên gia, HPV có thể tự đào thải sau 2 năm mà không cần điều trị gì, đặc biệt là với các loại HPV nguy cơ thấp do hệ miễn dịch của cơ thể có khả năng tự động loại bỏ virus này sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại HPV đều tự đào thải ra khỏi cơ thể sau 2 năm. Các loại HPV nguy cơ cao (như HPV 16, 18) có khả năng tồn tại lâu dài trong cơ thể, gây nhiễm trùng dai dẳng và dẫn tới những tổn thương sơ khởi và lâu dần biến thành ung thư.

HPV không thể tự đào thải sau 2 năm với những người có hệ miễn dịch suy yếu, nhóm người này có hệ miễn dịch kém, dễ bị virus tấn công và gây bệnh. Khi mắc bệnh, cơ thể rất khó để đào thải virus ra ngoài, dẫn đến nguy cơ mắc virus dai dẳng và gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, cũng có một số chủng HPV nguy cơ thấp không tự biến mất mà sẽ tiến triển thành mụn cóc sinh dục, sùi mào gà. Đặc biệt, các loại chủng HPV nguy cơ cao gần như không thể tự đào thải ra khỏi cơ thể và có khả năng tiến triển thành ung thư. Khả năng đào thải HPV của nam giới kém hơn nữ giới 26 lần.

Virus HPV bao lâu tự đào thải?

Theo thống kê, có khoảng 80% người nhiễm HPV tạm thời, thoáng qua và hoàn toàn có thể tự đào thải virus ra khỏi cơ thể sau 2 năm ở cả nam và nữ giới. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ngay cả khi HPV tiến triển thành mụn cóc sinh dục, cơ thể vẫn có thể loại bỏ virus theo thời gian. Hầu hết các trường hợp nhiễm virus HPV đều không có dấu hiệu rõ rệt. Hệ thống miễn dịch thường loại bỏ HPV ra khỏi cơ thể trong vòng một hoặc hai năm mà không có tác dụng lâu dài. 70% HPV mới nhiễm thường sẽ tự hết trong vòng 1 năm. 91% số người nhiễm tự hết trong vòng hai năm. Thời gian trung bình cho nhiễm HPV mới là 8 tháng, chỉ một phần nhỏ là tiến triển thành ung thư cổ tử cung.

Trường hợp nào HPV không thể tự đào thải?

HPV có tự đào thải không? Một số trường hợp thuộc nhóm nguy cơ cao, HPV không thể tự đào thải và dẫn đến nhiễm trùng dai dẳng và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Theo đó, những trường hợp HPV không thể tự đào thải sau 2 năm gồm:

  • Người nhiễm bị ức chế miễn dịch: Những người bị HIV/AIDS, người ghép tạng, những người sử dụng liệu pháp ức chế miễn dịch là nhóm người có hệ miễn dịch kém, dễ bị virus tấn công và gây bệnh. Khi bị bệnh, cơ thể sẽ khó đào thải virus ra ngoài như những người khỏe mạnh.
  • Người nhiễm HPV nguy cơ thấp: Những trường hợp bị nhiễm HPV nguy cơ thấp nhưng không thể tự đào thải, lâu dần sẽ dẫn tới mụn có sinh dục, sùi mào gà,… Sau khi điều trị các triệu chứng ngoài da, trong cơ thể virus vẫn còn tồn tại và tiếp tục biến đổi tế bào.
  • Người nhiễm HPV nguy cơ cao: Nhóm HPV nguy cơ cao khó có khả năng đào thải HPV ra như nhóm HPV nguy cơ thấp và có khả năng tiến triển thành ung thư. Tuy nhiên, không phải ai nhiễm các chủng HPV nguy cơ cao cũng chắc chắn mắc ung thư.

Bài viết trên đây là những chia sẻ HPV tự đào thải sau 2 năm có đúng không? Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết về cơ chế tự đào thải của virus HPV.

HPV tự đào thải sau 2 năm có đúng không?HPV tự đào thải sau 2 năm có đúng không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
12

0 bình luận

Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!