🔥 Bài đăng hot nhất

Để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, phụ nữ cần làm gì?

1. Tiêm phòng vắc-xin HPV

Trong giai đoạn từ 9 đến 26 tuổi, bạn nên tiêm vắc-xin HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, phụ nữ cần tiêm đủ 3 mũi vắc xin ngừa HPV trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Loại vắc-xin đặc biệt này chỉ có tác dụng ngăn chặn giai đoạn tiền ung thư vì thế bạn cần tiêm đúng liệu trình theo chỉ định của nhân viên y tế.


2. Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vận động hợp lý

Ăn uống theo chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ góp phần nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng chống lại các nguy cơ gây bệnh ung thư nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng. Đặc biệt các loại thực phẩm giàu vitamin E, A, C và canxi chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa ung thư. Đồng thời có một chế độ nghỉ ngơi, vận động thể dục, thể thao hợp lý cũng sẽ góp phần phòng tránh ung thư. Nghiên cứu cho thấy stress là một trong những nguyên nhân khiến mầm bệnh hình thành và phát triển nhanh hơn. Do vậy bạn hãy luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, thoải mái và hạn chế căng thẳng.

3. Không “yêu” quá sớm và bừa bãi

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ung thư cổ tử cung chính là bị lây virus HPV qua đường quan hệ tình dục. Khi “yêu” ở tuổi vị thành niên rất dễ lây nhiễm virus HPV bởi trong giai đoạn này khả năng tự bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh chưa được tốt. Đây cũng là giai đoạn các bộ phận trong cơ quan sinh dục đang dần hoàn thiện và nhạy cảm nhất. Nếu không biết cách phòng tránh rất có thể sẽ sớm bị nhiễm virus HPV.

4. Không lạm dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai vẫn thường được chị em phụ nữ sử dụng như một biện pháp tránh thai hiệu quả trong trường hợp cấp bách. Thế nhưng, nếu sử dụng thường xuyên sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, trong đó bao gồm việc gia tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

5. Giữ vệ sinh âm đạo sạch sẽ ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Viêm nhiễm phụ khoa nếu không chữa trị trong thời gian dài sẽ dẫn đến ung thư cổ tử cung, vì thế bạn hãy chú ý:

  • Vệ sinh âm đạo theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tuyệt đối không dùng vòi sen hay thụt rửa không đúng cách.
  • Không mặc quần lót quá chật vì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến “cô bé”.
  • Trong thời gian hành kinh nên cẩn trọng hơn trong vấn đề vệ sinh. Tuyệt đối không quan hệ tình dục khi đang có kinh nguyệt vì tử cung của bạn sẽ yếu và dễ bị viêm nhiễm trong khoảng thời gian này.
  • Khám phụ khoa khi âm đạo có những triệu chứng bất thường và bạn cần trị dứt điểm để tránh trường hợp bị ung thư cổ tử cung.
  • Khám sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ theo khuyến cáo của bác sĩ.

6. Sàng lọc ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm hầu như không có triệu chứng gì, vì thế, sàng lọc sớm là cách tốt nhất để phát hiện và chữa ung thư cổ tử cung kịp thời.

Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo, cho dù bạn đã tiêm vaccine HPV thì vẫn cần sàng lọc phát hiện tổn thương tiền ung thư và ung thư giai đoạn sớm, nếu không may bị bệnh.


Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
3
7

7 bình luận

Mình 31 tuổi Và sinh 2 lần chắc hết được tiêm được rồi .rút kinh nghiệm bé gái nhà mình đủ tuổi mình sẽ tiêm ngừa cho bé.

2 năm trước
Thích
Trả lời

Mình nay 26 tuổi vẫn chưa tiêm luôn. Chắc cũng phải tranh thủ đi tiêm cho an tâm

2 năm trước
Thích
Trả lời

Mình 33tuổi rồi không biết có còn tiêm được không nhỉ

2 năm trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn bài chia sẻ của bạn . Mình vượt ngưỡng để có thể tiêm vacxin rồi , mình sẽ tiêm đầy đủ cho con gái mình đồng thời áp dụng các biện pháp khác cho 2 mẹ con .

2 năm trước
Thích
Trả lời

28 tuổi tiêm HPV có hiệu quả không bạn?

2 năm trước
Thích
Trả lời
@Kẹo Ngọt

Theo mình biết thì qua 26 tuổi thì hiệu quả không cao nữa

2 năm trước
Thích
Trả lời
@Kẹo Ngọt

có bạn ơi, vẫn hiệu quả ạ

2 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!