🔥 Bài đăng hot nhất

đau bụng bất thường

Tôi kinh nguyệt bình thường. 2-3 ngày gần đây tôi bị đau bụng trái vị trí gần vòi trứng, khi đi tiểu tôi thấy cũng nhói đau. Tôi muốn hỏi tình trạng này do tôi bị suy thận hay do nhiễm trùng đường tiết niệu, xn nước tiểu có 1 ít cặn sỏi. Mong BS tư vấn, điều này có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản không ạ?

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
13
2
4

4 bình luận

bạn đi khám cho yên tâm nha

1 năm trước
Thích
Trả lời

BS.Trần Túy Phượng chào em,


Đau bụng kinh còn gọi là thống kinh, là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng xuất hiện những cơn đau co thắt, cơn đau quặn ở vùng bụng dưới, thường xuất hiện trước và trong thời gian hành kinh do sự co bóp của tử cung. Đây là hiện tượng phổ biến trong chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.


Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), hơn ½ phụ nữ bị đau bụng kinh từ 1-2 ngày mỗi tháng. Thông thường cơn đau ở mức độ nhẹ, tuy nhiên ở một số phụ nữ xuất hiện cơn đau nghiêm trọng hơn khiến họ không thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt và công việc thường ngày trong vài ngày. Đau bụng kinh được phân thành hai loại là nguyên phát và thứ phát:

  • Đau bụng kinh nguyên phát: chỉ những cơn đau mang tính lặp đi lặp lại vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt và không do bệnh lý. Cơn đau thường bắt đầu khoảng 1-2 ngày trước kỳ kinh hoặc khi bắt đầu có kinh nguyệt. Cơn đau bụng kinh nguyên phát thường kéo dài từ 24-48 giờ và giảm dần, có thể đi kèm các triệu chứng khác như đau mức độ nhẹ đến dữ dội ở vùng bụng dưới, lưng hoặc đùi; hoặc cảm thấy buồn nôn và nôn, mệt mỏi và thậm chí là tiêu chảy. Đau bụng kinh nguyên phát sẽ bắt đầu ngay sau khi nữ giới bắt đầu có kinh nguyệt, sau đó sẽ giảm dần khi phụ nữ già đi hoặc có thể chấm dứt hoàn toàn sau sinh con.
  • Đau bụng kinh thứ phát: chỉ những cơn đau liên quan đến bệnh lý rối loạn hoặc nhiễm trùng ở cơ quan sinh sản nữ, chẳng hạn như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, lạc tuyến tử cung… Cơn đau bụng kinh thứ phát thường bắt đầu sớm hơn trong chu kỳ kinh và kéo dài hơn so với thông thường. Ngoài ra, chị em cũng sẽ không cảm thấy buồn nôn, nôn, mệt mỏi hoặc tiêu chảy.


Trong cuộc sống, không chỉ khi bị đau bụng kinh mà đau bụng bình thường thì rất nhiều người cũng bị đau bụng dưới bên trái. Trong nhiều trường hợp thì đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì đau bụng kinh phía bên trái là hiện tượng bất thường. Trường hợp của bạn nếu xác định nguyên nhân đau bụng trái do hành kinh hay do một số nguyên nhân nào khác thì bạn nên thăm khám bác sĩ nếu các cơn đau kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm. Sau khi xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Hãy chọn cho mình những địa chỉ thật sự uy tín và chất lượng để tiến hành thăm khám và điều trị bệnh.


BS. Trần Túy Phượng

Phòng khám Sản Phụ Khoa - KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng

1 năm trước
Thích
Trả lời

Chào bạn, các triệu chứng bạn mô tả có thể liên quan đến nhiều bệnh lý từ phụ khoa, tiết niệu,… Bạn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra, xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp. Mỗi bệnh lý đều có tiên lượng khác nhau về ảnh hưởng lên sức khoẻ sinh sản. Xét nghiệm nước tiểu là một xét nghiệm đánh giá tổng quan về nước tiểu, không thể dựa vào mỗi xét nghiệm về nước tiểu để xác định nguyên nhân nào. Cần phải khám tổng quát và nhiều xét nghiệm khác nữa.

1 năm trước
Thích
Trả lời

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Tình trạng đau bụng bất thường và cảm giác nhói đau khi đi tiểu có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, không thể chẩn đoán chính xác chỉ dựa trên mô tả của bạn. Để biết chính xác nguyên nhân và tình trạng sức khỏe của bạn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nội tiết, nhi khoa hoặc urology.

Có một số nguyên nhân có thể gây đau bụng và cảm giác nhói đau khi đi tiểu, bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, viêm nhiễm vùng chậu, viêm ruột thừa, và nhiều nguyên nhân khác. Bác sĩ sẽ thực hiện một cuộc khám lâm sàng và có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung như xét nghiệm nước tiểu, siêu âm hoặc CT scan để đưa ra chẩn đoán chính xác.

Về tác động tới sức khỏe sinh sản, tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể của tình trạng đau bụng và cảm giác nhói đau. Nếu nguyên nhân là nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm nhiễm vùng chậu, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, chỉ có bác sĩ mới có thể đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng của bạn và tác động của nó đến sức khỏe sinh sản.

Vì vậy, tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán chính xác. Chúc bạn sức khỏe!

1 năm trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!