Con bị rong kinh được 18-19 ngày

Con chào bác sĩ và mọi người, chuyện là con từ hồi cỡ 20/4 con có ra máu nâu có chút máu đỏ kéo dài đến 30/4 thì bắt đầu ra máu kinh đỏ lượng máu cũng khá nhiều cỡ 2-4 tiếng thì thay băng 1 lần nhanh hơn nếu đứng cơ, còn ra rất nhiều máu đông cục to lắm cơ, hôm 8/5 bố con có đưa con đi khám và siêu âm thì bác sĩ bảo là không có gì bất thường, cũng không kê đơn thuốc gì và cũng nói là bị thêm 1 tuần nữa là bình thường vì niêm mạc tử cung con bị dày í, bố con vì lo cũng mua thuốc bổ máu và oresol cho con uống sau khi ăn, mấy hôm trước con còn thấy ổn, chứ bây giờ con cảm thấy như con bị thiếu máu và đau đầu lắm ạ, tâm trạng cũng tệ nữa. Không biết liệu con có nên đi khám lần nữa không và có cách nào giúp con giảm lượng máu kinh hoặc hết không ạ. Thêm chút thông tin: Con học lớp 11, cũng chưa qh bao giờ, con cao 1m56 nặng 40 cân, bình thường kinh nguyệt của con cũng không đều lắm. Cảm ơn vì đã lắng nghe ạ ٩(๑❛ᴗ❛๑)۶

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
10
1
3

3 bình luận

Chào bạn,

Cảm ơn bạn đã chia sẻ rất đầy đủ và rõ ràng. Việc bạn ra máu kéo dài từ 20/4 đến nay, đặc biệt có giai đoạn máu đỏ tươi nhiều, máu cục to và hiện đang thấy đau đầu, mệt mỏi, tâm trạng kém là dấu hiệu rõ của tình trạng thiếu máu do rong kinh. Dù siêu âm trước đó không phát hiện gì bất thường, nhưng khi triệu chứng kéo dài và ảnh hưởng sức khỏe toàn thân, bạn nên đi khám lại, lần này cần làm thêm xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ thiếu máu (Hb, Hct) và nội tiết tố sinh dục nếu cần.

Với độ tuổi dậy thì, chu kỳ không đều do rối loạn phóng noãn là khá phổ biến, nhưng nếu niêm mạc tử cung dày, ra máu nhiều, kéo dài >14 ngày thì có thể cần can thiệp bằng thuốc điều hòa kinh (do bác sĩ kê). Trong lúc này, bạn nên uống thêm sắt, ăn uống đầy đủ đạm và rau xanh, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc. Tuyệt đối không tự dùng thuốc cầm máu nếu chưa có chỉ định. Nếu thấy chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh, hoặc máu tiếp tục ra nhiều như mấy ngày đầu, phải đi khám sớm lại, tốt nhất tại bệnh viện có chuyên khoa sản phụ khoa.

Chúc bạn mau khỏe lại và yên tâm học tập nhé.

BS Hoàng Hải

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Ra máu kinh kéo dài và ra nhiều máu đông là bất thường, nhất là nếu kéo dài hơn 10–14 ngày và kèm theo thiếu máu (mệt, đau đầu).

Việc bác sĩ kết luận không có gì bất thường là dựa trên thời điểm siêu âm — tuy nhiên nếu con tiếp tục ra máu sau hôm đó, thì cần tái khám để đánh giá lại tình hình.

Cân nặng thấp và kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu rối loạn nội tiết tố, hoặc thiếu hụt dinh dưỡng (có thể gây chậm dậy thì, rối loạn hormone).

Nếu máu ra quá nhiều và kéo dài, nguy cơ thiếu máu cao => gây mệt, đau đầu, dễ cáu, tụt huyết áp.Con đang ở tuổi dậy thì, nội tiết tố chưa ổn định, lại thêm việc cơ thể nhẹ cân nên chu kỳ kinh có thể rối loạn. Điều quan trọng là không nên chủ quan khi máu ra quá nhiều hoặc kéo dài như thế. Việc đi khám lại sẽ giúp con yên tâm hơn và tránh nguy cơ thiếu máu nặng.

1 tháng trước
Thích
Trả lời
Bạn nên đi khám lại để được tư vấn và theo dõi tình trạng sức khỏe của mình. Rong kinh kéo dài 18-19 ngày có thể gây thiếu máu, và các triệu chứng như đau đầu và tâm trạng tệ có thể liên quan đến tình trạng này. Mặc dù bác sĩ đã siêu âm và không thấy bất thường, nhưng việc cảm thấy thiếu máu là điều cần lưu ý:

Để giảm lượng máu kinh, bạn có thể thử một số biện pháp như:

  1. Chế độ ăn uống: Tăng cường thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, đậu, rau xanh và các loại hạt để cải thiện tình trạng thiếu máu.
  2. Uống đủ nước: Giữ cơ thể đủ nước có thể giúp giảm cảm giác mệt mỏi và đau đầu.
  3. Thư giãn: Thực hiện các bài tập thư giãn như yoga hoặc thiền để giảm căng thẳng, có thể giúp cải thiện tâm trạng.
  4. Theo dõi chu kỳ: Ghi chép lại chu kỳ kinh nguyệt của bạn để có thể cung cấp thông tin chi tiết cho bác sĩ trong lần khám tiếp theo. Nếu tình trạng rong kinh không cải thiện hoặc có dấu hiệu nặng hơn, bạn nên quay lại gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Sức khỏe của bạn là rất quan trọng, hãy chăm sóc bản thân và không ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.
1 tháng trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!