Chu kì kinh nguyệt
Bác sĩ ơi cho mình hỏi là mình đã quan hệ rồi có kiểm tra bao trước khi quan hệ cẩn thận và không có tình trạng rách hay thủng nhưng sau khi quan hệ hiện tại kinh nguyệt của mình chưa đến nhưng cơ thể coa những dấu hiệu của việc đến ngày . Vậy bác sĩ có thể tư vấn cho mình không?
bạn có sử dụng thuốc tránh thai k? Hoặc có thể do căng thẳng ảnh hưởng đến kỳ kinh ạ
Chào bạn, chu kì kinh nguyệt của bạn là bao nhiêu ngày? Chu kì kinh nguyệt của bạn có đều hay không? Bạn đã trễ kinh được bao lâu rồi?
Chu kì kinh nguyệt bình thường dao động từ 21-35 ngày. Có thể có sự thay đổi nhẹ giữa các chu kỳ được xem là bình thường. Ví dụ nếu chu kỳ kinh tháng trước của bạn là 28 ngày và chu kỳ sau lập lại là 30 ngày, điều này cũng nằm trong phạm vi bình thường. Nguyên nhân có thể là do chế độ ăn uống, thiếu ngủ, tăng giảm cân đột ngột, stress,… có thể làm chu kì của bạn bị trì hoãn.
Nếu bạn có sử dụng bao cao su, có kiểm tra trước và sau khi sử dụng, bao không bị thủng, không rách. Bạn có sử dụng bao cao su từ ban đầu giao hợp thì có thể bạn trễ kinh là do các yếu tố khác ( ăn uống, stress, mất ngủ,…)
Nếu bạn trễ kinh 2 tuần có thể sử dụng que thử thai tại nhà kiểm tra nhanh hoặc xét nghiệm máu, siêu âm . Nếu có biểu hiện đau bụng nhiều hoặc ra máu âm đạo kéo dài thì nên đi khám sớm.
Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Dựa vào thông tin bạn cung cấp, có một số nguyên nhân có thể giải thích tại sao kinh nguyệt của bạn chưa đến mặc dù bạn đã quan hệ và không có tình trạng rách hay thủng bao cao su.:Stress và căng thẳng: Stress và áp lực tâm lý có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Khi bạn gặp căng thẳng, cơ thể có thể sản xuất các hormone như cortisol và adrenaline, gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Thay đổi hormone: Quan hệ tình dục có thể gây thay đổi hormone trong cơ thể, đặc biệt là hormone estrogen và progesterone. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Bất thường về sức khỏe: Một số bệnh lý như bệnh buồng trứng đa nang, rối loạn tuyến giáp, bệnh tụ cầu, hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác cũng có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Tuy nhiên, để có câu trả lời chính xác và đáng tin cậy, tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Họ sẽ có thể đánh giá tình trạng của bạn và đưa ra lời khuyên phù hợp.
Chuyên mục liên quan