🔥 Bài đăng hot nhất

Cách làm tôm khô tại nhà vừa nhanh vừa chuẩn Và một số lưu ý khi làm tôm khô


1. Sơ chế tôm


Bạn hòa tan khoảng 10gr phèn chua tán mịn vào một lượng nước vừa đủ để rửa tôm. Ngâm tôm trong nước phèn này khoảng vài phút rồi vớt ra để ráo nhằm làm cho thịt tôm săn lại và sạch nhớt nếu tôm không được tươi hoặc bị đông đá trong tủ lạnh. Nếu bạn bắt đầu làm lúc tôm còn bơi và búng nhảy thì có thể bỏ qua bước này mà chỉ cần rửa bằng nước bình thường là được.


Nếu tôm còn tươi sống (còn bơi) thì bạn có thể bỏ qua bước ngâm nước phèn.


2. Luộc tôm

Tùy vào số lượng tôm cần luộc mà bạn cho vào nồi một lượng nước vừa đủ. Pha vào một ít muối bọt theo tỉ lệ 300 gram muối cho 1 lít nước. Nếu là tôm nước mặn thì bạn bớt muối đi một chút, khoảng 250 gram cho 1 lít nước là ok.

Cho tôm vào nồi nước đang sôi và dùng đũa đảo đều lên đến khi vỏ tôm ngả sang màu đỏ thì chờ thêm khoảng 2 phút nữa rồi vớt ra rỗ cho ráo nước. Bạn nên trải mỏng cho tôm nhanh khô và không bị hôi, tránh cho hết tôm vào nồi một lần mà chia ra thành từng phần để dễ vớt cũng như để tôm ráo nước nhanh hơn.


Cho muối vào nồi theo tỉ lệ 250 gram muối cho 1 lít nước


3. Phơi hoặc sấy tôm

Ở những vùng có nắng to, không khí trong lành ít khói bụi thì việc phơi tôm khá thuân lợi. Bạn chỉ cần canh vài giờ đảo tôm một lần cho nhanh khô và khô đều. Phơi khoảng 4 – 5 nắng thấy vỏ tôm vỡ vụng là chuẩn. Tôm phơi đủ nắng sẽ cong lại, ăn thử thấy dai dai ngọt ngọt.

khi phơi bạn nên đậy tôm bằng vải mùng thưa để tránh bụi bặm hay ruồi bâu vào. Qua một ngày phơi, bạn gom tôm lại và cất ở chỗ thoáng nhưng đừng đậy kín để ngày hôm sau trải ra phơi tiếp.

Tôm phơi đủ nắng thường có thịt săn chắc, cứng, mùi thơm hấp dẫn, màu ửng đỏ đẹp mắt, nếu bẻ ra thì thấy cả con tôm khô đồng đều từ ngoài vào trong. Chỉ một con còn ẩm cũng khiến cả mẻ nhanh hư. Nếu nhà không có tủ lạnh thì bạn nhớ cho tôm vào một túi hút ẩm và thay túi mới khi thấy bị ướt.

Nhà bạn nào không có điều kiện phơi nắng như ở các vùng hàn đới, ôn đới hoặc vào mùa mưa có thể dùng lò nướng hoặc máy sấy để sấy khô và cất vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản. Bạn nhớ là chờ tôm nguội (ít nhất 30 phút) thì mới bỏ vào hũ và đậy kín nắp nhé.

4. Lột vỏ tôm


Cho tôm đã phơi hoặc sấy vào một túi vải, lấy chày đập nhẹ và đều rồi dùng tay bóc vỏ, sau đó sàng sẩy để lọc lấy phần thịt tôm rồi phơi thêm 1 – 2 nắng nữa để tôm khô và thịt săn chắc hơn. Nếu làm tôm lớn để biếu thì bạn có thể dùng tay lột thay vì sàng sẩy vì cách này sẽ khiến thành phẩm trông rất bắt mắt.

Tuy nhiên, những người thích ăn cả vỏ có thể bỏ qua bước này. Tôm phơi khô xong cho vào keo đậy kín. Khi ăn thì lấy ra lặt bỏ đầu, râu và đuôi rồi chế biến hoặc dùng trực tiếp. Tôm phơi càng đủ nắng thì vỏ càng giòn. Thông thường khi làm những loại tôm nhỏ hoặc có vỏ mỏng và mềm ta cũng có thể bỏ qua bước này.

Ngoài ra, nếu bạn làm tôm nhỏ, vỏ không nhiều và cứng thì cũng có thể bỏ qua khâu lột vỏ mà chỉ cần cho tôm vào bao, dùng chày đập rồi ray sạch. Vừa nhanh vừa tiện.




* Một số lưu ý khi làm tôm khô tại nhà

- Bạn có thể dùng tôm hoặc tép loại dài khoảng 2 cm cũng được. Thành phẩm sẽ khá nhỏ, hơi cứng và thường dùng để nấu canh hoặc súp.

- Phần vỏ tôm sau khi làm xong tất nhiên là được bỏ vào thùng rác. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tận dụng làm phân hữu cơ cho các loại cây kiểng được trồng trong chậu.

- Cũng giống như cá khô hay mực khô, bạn có thể bảo quản tôm khô trong tủ lạnh. Tuy nhiên, nếu tôm được làm đúng cách thì chỉ cần để nơi khô ráo, thoáng mát vì đồ khô bỏ trong tủ lạnh thường gây ra mùi hôi khó chịu.

- Những người thích món tôm hấp bia có thể hấp bia thay vì luộc với nước muối, sau đó bỏ vào lò vi sóng quay cho khô là dùng được.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
80
2
1

1 bình luận

Cũng dễ quá nhỉ, để mình áp dụng làm thử

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!