Con gái tới tháng bị đau bụng có sao không? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.
H
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Sùi mào gà là căn bệnh xã hội rất phổ biến, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục không an toàn. Để giảm thiểu nguy cơ bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 12 cách chữa bệnh sùi mào gà tại nhà cho nam hiệu quả giúp bạn đọc có thể bổ sung thêm nhiều kiến thức hữu ích cho mình.
Tổng quan về sùi mào gà
Sùi mào gà (hay còn gọi là mụn cóc sinh dục, mụn cơm ở hậu môn sinh dục, bệnh mồng gà…) thuộc nhóm bệnh xã hội lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Bệnh có thể xuất hiện ở cả nam và nữ với các biểu hiện đặc trưng là những nốt u nhú, nốt sần lành tính khu trú ở cơ quan sinh dục, xung quanh cơ quan sinh dục, miệng và họng,…
Tác nhân gây sùi mào gà là do virus Human Papillomavirus (HPV), chủ yếu là 2 tuýp HPV type 6 và HPV type 11. Một số tuýp khác như HPV type 35, 33, 31, 18, 16 có thể gây ung thư và loạn sản tế bào.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết vào năm 2016 có khoảng 300 triệu phụ nữ trên toàn thế giới nhiễm virus HPV và tỷ lệ một người có nguy cơ mắc sùi mào gà ít 1 lần trong đời chiếm đến 50%. Nhiều người xuất hiện các nốt u nhú, nốt sần chỉ sau vài tuần nhiễm bệnh, nhưng cũng có người thời gian ủ bệnh kéo dài đến nhiều năm. Trong thời gian ủ bệnh, người bệnh vẫn có thể lây truyền virus sang người lành.
Các con đường lây truyền chính của virus HPV gây bệnh sùi mào gà bao gồm quan hệ tình dục (bằng đường âm đạo, hậu môn và miệng). Một số con đường khác có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với da hoặc niêm mạc vùng kín ngay cả khi không quan hệ tình dục, việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, khăn mặt, quần áo, đồ lót, bàn chải đánh răng, dao cạo râu,… cũng có lây nhiễm virus HPV.
Virus HPV hiếm khi lây nhiễm từ mẹ sang con, tuy nhiên vẫn có những trường hợp thực tế ghi nhận trẻ có biểu hiện u nhú đường hô hấp tái phát.
Không chỉ vậy, sùi mào gà còn có mối liên hệ mật thiết với ung thư. Một số trường hợp nếu bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà do HPV type 16 và HPV type 18 thì rất dễ có nguy cơ mắc ung thư, nhất là ung thư d ương vật ở nam và ung thư cổ tử ở nữ giới nếu không được điều trị kịp thời.
Đến nay vẫn chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm và triệt để bệnh sùi mào gà. Bệnh có thể tái phát thường xuyên do virus HPV vẫn khu trú trong cơ quan sinh dục, tuy nhiên các tổn thương chỉ ở lớp niêm mạc và da bên ngoài nên không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh. Người mắc sùi mào gà vẫn có thể có sinh con như những người bình thường khác.
Chính vì vậy, cả nam và nữ giới cần chủ động tiêm vắc xin phòng ngừa HPV và đi tầm soát phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện các dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời.
Cách chữa sùi mào gà tại nhà cho nam
1. Trị sùi mào gà tại nhà bằng giấm táo
Cách điều trị sùi mào gà tại nhà bằng giấm tạo thực hiện như sau: sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng tổn thương, người bệnh sử dụng bông thấm vừa đủ một lượng giấm táo và chấm lên các nốt u nhú, nốt sần. Lưu ý không nên lạm dụng giấm táo quá nhiều bởi đây là nguyên liệu có thành phần axit mạnh nên dễ gây bỏng rát cho da.
2. Sử dụng lá trầu trị sùi mào gà
Cách điều trị sùi mào gà tại nhà bằng lá trầu như sau: Lá trầu không rửa sạch, có thể ngâm nước muối để loại bỏ sạch hết chất bẩn. Sau đó, giã nát lá trầu không đắp lên vùng da đang bị tổn thương trong 1 khoảng thời gian người bệnh sẽ thấy có hiệu quả đáng kể.
3. Dùng trà xanh để điều trị sùi mào gà tại nhà
Trà xanh thường được dùng để điều trị sùi mào gà tại nhà đối với những trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ. Người bệnh có thể dùng trà xanh đun sôi để nguội uống, bôi lên vị trí tổn thương giúp diệt khuẩn và tiêu viêm rất hiệu quả.
4. Cách trị bệnh sùi mào gà tại nhà bằng dầu tràm
Cách trị bệnh sùi mào gà tại nhà bằng dầu tràm như sau: người bệnh có thể pha loãng tinh dầu tràm và trộn với ít dầu dừa. Sau đó bôi trực tiếp hỗn hợp lên vị trí bị tổn thương.
5. Cách chữa sùi mào gà bằng tỏi
Cách trị sùi mào gà tại nhà bằng tỏi như sau: giã nát tỏi sau đó đắp trực tiếp vào vị trí nốt u nhú, nốt sần, chú ý không nên để quá lâu vì có thể gây ra tình trạng bỏng rát bởi tính kháng khuẩn cao của tỏi. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bổ sung tỏi vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để điều trị bệnh hiệu quả hơn.
6. Sử dụng nước chanh
Cắt đôi một quả chanh và lấy một nửa và áp lên các vị trí bị tổn thương do sùi mào gà trong vòng 30 phút. Duy trì đều đặn mỗi ngày trong khoảng 2 tuần. Chanh có tác dụng làm sạch và có kháng khuẩn tốt, giúp làm giảm sự phát triển của virus HPV gây bệnh sùi mào gà.
7. Trị sùi mào gà bằng Tinh dầu oregano.
Thoa tinh dầu Oregano lên các nốt u nhú, nốt sần và giữ nguyên trong 1 khoảng thời gian cho tới khi khô, sau đó rửa sạch bằng nước. Lặp lại thao tác này mỗi ngày trong vòng 2 tuần cho đến khi đạt được hiệu quả như mong muốn.
8. Dùng nha đam
Cách trị sùi mào gà tại nhà bằng nha đam như sau: rửa sạch nha đam và tách bỏ phần vỏ, phần thịt đem xay nhuyễn rồi đắp lên những vị trí có nốt u nhú, mụn nhọt sùi mào gà. Người bệnh cũng có thể bổ sung nha đam vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày, ăn trực tiếp hoặc chế biến thành món chè để uống hàng ngày giúp tăng sức đề kháng, bồi bổ cho cơ thể.
9. Tinh dầu oải hương
Thoa tinh dầu oải hương lên các vị trí tổn thương và giữ nguyên trong vòng nửa tiếng, sau đó rửa sạch bằng nước. Lặp lại thao tác này mỗi ngày trong vòng 2 tuần cho đến khi đạt được hiệu quả như mong muốn.
10. Rau diếp cá
Cách thực hiện rất đơn giản, rau diếp cá sau khi rửa sạch, giã nát hoặc xé nhỏ đắp lên vị trí tổn thương do sùi mào gà trong 1 khoảng thời gian người bệnh sẽ thấy có hiệu quả đáng kể.
11. Dầu dừa
Dầu dừa có tính kháng khuẩn và kháng viêm tốt nên hỗ trợ hiệu quả quá trình làm sạch và điều trị sùi mào gà. Đun nóng vừa đủ một lượng dầu dừa và thoa đều lên các nốt u nhú, nốt sần và để khô tự nhiên. Đều đặn thực hiện thao tác này 2 đến 3 lần mỗi ngày để giúp làm tan các u nhú, nốt sần và giảm đau rát.
12. Nước muối
Cách trị bệnh sùi mào gà tại nhà bằng nước muối rất đơn giản, người bệnh pha một muỗng cà phê muối vào một ly nước ấm, dùng tăm bông hoặc bông gòn thấm đều hỗn hợp nước muối này và áp lên vị trí sùi mào gà trong vòng 10-15 phút. Duy trì thực hiện hàng ngày trong vòng 2 tuần. Nước muối nổi bật với tính kháng khuẩn và kháng viêm, do đó giúp làm giảm sự phát triển của virus HPV gây sùi mào gà hiệu quả.
13. Sử dụng nghệ chữa sùi mào gà
Cách trị sùi mào gà tại nhà bằng nghệ như sau: sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vị trí tổn thương, trộn đều bột nghệ vàng với dầu oliu và thoa trực tiếp lên vùng da tổn thương. Để nguyên cho đến khi hỗn hợp khô lại thì rửa lại với nước sạch.
14. Dùng lá đu đủ tươi
Cách thực hiện rất đơn giản dùng lá đu đủ tươi, rửa sạch sau đó giã nát hoặc xé nhỏ và đắp lên vị trí tổn thương trong vòng 30 phút. Lặp lại quá trình này mỗi ngày cho đến khi các nốt u nhú, nốt sần dần khô lại và biến mất.
15. Chữa sùi mào gà bằng lá dứa
Chữa sùi mào gà bằng lá dứa: Rửa sạch một vài lá dứa tươi sau đó xé nhỏ hoặc xay nhuyễn. Dùng những mảnh lá này đắp lên vị trí tổn thương và giữ trong khoảng 30 phút. Lặp lại đều đặn mỗi ngày cho đến khi các nốt u nhú, nốt sần dần khô và biến mất.
16. Sử dụng rau má
Rửa sạch và nghiền một ít lá rau má tươi, sau đó đắp lên vị trí sùi mào gà trong vòng 20 đến 30 phút. Thực hiện đều đặn mỗi ngày trong vòng 2 tuần đến khi đạt được hiệu quả mong muốn.
17. Dùng mật ong chữa sùi mào gà
Thoa mật ong lên các vị trí tổn thương bởi sùi mào gà và giữ trong vòng nửa tiếng, sau đó rửa sạch bằng nước. Lặp lại thao tác này mỗi ngày trong vòng 2 tuần. Mật ong nổi tiếng với tính kháng khuẩn và kháng viêm, giúp làm giảm sự phát triển của virus HPV gây bệnh sùi mào gà.
18. Sử dụng rượu gạo
Cách thực hiện rất đơn giản, đun nóng vừa đủ một lượng rượu gạo và thoa lên các nốt sùi mào gà. Để nguyên trong vòng 30 phút trước khi rửa lại bằng nước sạch. Lặp lại thao tác này hàng ngày trong vòng 2 tuần.
Những lưu ý quan trọng khi điều trị sùi mào gà tại nhà
Các chuyên gia đều cho biết: điều trị sùi mào gà tại nhà bằng những phương pháp đơn giản chỉ áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ và chưa có biến chứng. Hơn nữa, các phương pháp này thực tế còn tồn tại nhiều điểm hạn chế, chỉ có tác dụng tạm thời, hỗ trợ làm giảm đi những triệu chứng của bệnh chứ không có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả .
Đối với trường hợp bệnh diễn biến phức tạp và ở mức độ nặng, thậm chí những phương pháp gần như không đem lại hiệu quả gì. Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng nếu như thấy không có hiệu quả, người bệnh vẫn nên thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ hỗ trợ thăm khám kịp thời, tuyệt đối không nên lạm dụng sử dụng để tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Bài viết trên chia sẻ chi tiết về Cách chữa sùi mào gà tại nhà cho nam giới tại nhà hiệu quả tốt nhất. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm được nhiều thông tin, kiến thức hữu ích, giúp quá trình điều trị bệnh sùi mào gà mang lại hiệu quả nhanh chóng và an toàn
4 bình luận
Mới nhất
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
cần chủ động tiêm vắc xin phòng ngừa HPV và đi tầm soát phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện các dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời.
mình nghĩ cái vấn đề này khá nhạy cảm nhưng mà không nên vì vậy mà tự điều trị tại nhà
Điều trị sùi mào gà nếu không biết cách sẽ rất khó khăn và tốn chi phí hơn nữa lại làm ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh
Cảm ơn bạn rất nhiều vì bài viết hữu ích.