Bị mọc mụn nước ở đầu ti

Bác sĩ cho e hỏi với ạ

Em sinh con được 11 tháng rồi, cho con ăn sữa mẹ (bú trực tiếp + hút sữa) trong gần 10 tháng đầu, sau đó bỏ hút sữa và cho bé ti trực tiếp (bú ít hơn trước) + ăn sữa công thức. Tự nhiên mấy hôm nay đầu ti e bị mọc 3 cái mụn trông giống mụn nước, có kèm theo đau rát. Đó có phải là triệu chứng của bệnh lý nào ko ạ? E có nên cho con bú trực tiếp nữa ko? Hiện tại e còn kèm theo bị chóng mặt, người mệt mỏi giống như bị suy nhược cơ thể nữa ạ

Em cảm ơn ạ

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
4623
1
3

3 bình luận

Chào em, mụn nước đầu vú ở bà mẹ cho con bú có nhiều nguyên nhân khác nhau. Để xác định bản chất và nguyên nhân cần thăm khám trực tiếp. Vì những mụn nước này tuỳ nguyên nhân mà có những biểu hiện khác nhau. Một số nguyên nhân gây ra mụn nước đầu vú là:

  • Cách bé ngậm bắt vú: Khi con không ngậm vú mẹ chặt và đều, sữa không được hút ra hết và tích tụ lại trong ống dẫn. Khiến tắc đầu ống dẫn -> sinh ra mụn nước.
  • Máy hút sữa không phù hợp: Nếu dùng máy hút sữa có miếng che vú quá nhỏ, có thể gây ma sát và kích thích da đầu vú.
  • Sản xuất sữa quá nhiều: Nếu mẹ có nhiều sữa hơn lượng con cần, sữa có thể ứ lại và đông cứng trong ống dẫn.
  • Áp lực lên vú: Nếu mặc áo ngực quá chật, có gọi đáy, hay ngủ nằm úp ngực, có thể làm cản trở dòng chảy của sữa và gây tắc ống.
  • Viêm nhiễm do vi khuẩn, virus: mụn nước kèm đau, nhức, sưng đỏ. Nếu bị thì nên ngưng cho bé bú bên bị viêm.

Em có thể theo dõi tiếp tình trạng này 1 vài ngày, nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn thì nên ngưng cho bé bú bên bị mụn. Nếu tình trạng vẫn kéo dài hoặc nặng hơn thì có thể đi khám để kiểm tra nguyên nhân.

1 năm trước
Thích
Trả lời

Dạ em cảm ơn bác sĩ nhiều ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Các triệu chứng mọc mụn nước ở đầu ti của bạn có thể là do nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm. Bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Nếu bạn đang bị chóng mặt, người mệt mỏi, bạn cũng nên đi khám để được kiểm tra sức khỏe và tìm nguyên nhân.:

Về việc cho con bú trực tiếp, nếu bạn đang bị nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm, bạn nên ngưng cho con bú trực tiếp để tránh lây nhiễm cho bé. Bạn có thể sử dụng máy hút sữa để bảo vệ nguồn sữa và tránh tình trạng căng sữa. Nếu chỉ một bên ngực bị nhiễm bệnh, bạn có thể cho bé bú ở bên ngực còn lại.

Nếu bạn muốn tiếp tục cho con bú, bạn nên tìm hiểu về các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng và viêm nhiễm, bao gồm giữ vệ sinh vú sạch sẽ, sử dụng đồ bảo vệ vú khi cho con bú và thường xuyên kiểm tra vú để phát hiện sớm các triệu chứng bất thường.

Chúc bạn sức khỏe và may mắn!

1 năm trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!