Xin chào bác sĩ. Cho em hỏi em có kinh vào ngày 9/12 và hết vào ngày 16/12. Sau đó, ngày 17/12 em
... Xem thêmBệnh tuyến giáp ở phụ nữ có nguy hiểm không?
Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp cao gấp 4 lần nam giới. Khi tuyến giáp của phụ nữ gặp vấn đề, chúng sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, đặc biệt là việc sinh sản và tâm sinh lý. Vậy bệnh tuyến giáp ở phụ nữ có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng, sản xuất hormone giúp điều hòa các chức năng cơ thể như trao đổi chất, nhiệt độ cơ thể, và mức năng lượng. Khi tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc không đủ mức (suy giáp), có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.
Những bệnh lý liên quan trực tiếp đến tuyến giáp
Bệnh suy giáp
Suy giáp là tình trạng chức năng tuyến giáp suy giảm, lượng hormone giáp tiết ra ít hơn nhu cầu của cơ thể.
Phụ nữ bị suy giáp khó có thai bởi sự thiếu hụt hormone giáp khiến quá trình rụng trứng bị rối loạn. Tình trạng này cũng làm tăng nguy cơ phát triển u nang buồng trứng. Đặc biệt với phụ nữ mang thai, suy giáp có thể gây sảy thai, thai lưu và băng huyết sau sinh.
Người bệnh có thể có các triệu chứng bệnh tuyến giáp ở nữ bao gồm: Tăng cân bất thường; thường xuyên cảm thấy lạnh; mệt mỏi, trầm cảm; da và tóc khô, mỏng; nhịp tim chậm; rối loạn kinh nguyệt.
Bệnh cường giáp
Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, tiết ra lượng hormone vượt quá nhu cầu của cơ thể. Phụ nữ mắc bệnh cường giáp có nguy cơ bị loãng xương.
Một số triệu chứng bệnh tuyến giáp ở nữ rất dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu mãn kinh, như bốc hỏa, cáu gắt. Ngoài ra, người bệnh còn có các dấu hiệu khác: Sụt cân bất thường; thường xuyên cảm thấy nóng; nhịp tim nhanh; rối loạn kinh nguyệt; khó ngủ.
Bệnh Graves
Bệnh Graves (Basedow) là một chứng rối loạn tự miễn dẫn đến tăng sản xuất hormone tuyến giáp quá mức, thường gặp ở phụ nữ dưới 40 tuổi. Đây là nguyên nhân dẫn đến chứng cường giáp.
Đặc trưng nổi bật nhất của bệnh Graves là mắt lồi (thường gặp ở nữ giới), bướu giáp lan tỏa, vùng da dày sần sùi ở cẳng chân. Các triệu chứng khác của bệnh bao gồm: Sụt cân; lo lắng, cáu gắt, khó ngủ, kém tập trung; rối loạn tiêu hóa.
Rối loạn tuyến giáp thai kỳ
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nồng độ hormone βhCG (human chorionic gonadotropin) trong cơ thể người mẹ tăng cao, kích thích tuyến giáp tiết ra nhiều hormone hơn và gây tình trạng cường giáp. Các tháng sau của thai kỳ, hormone βhCG dần ổn định và chức năng tuyến giáp sẽ bình thường trở lại.
Phụ nữ mang thai thiếu iod có nguy cơ cao bị bướu cổ thai kỳ. Lúc này, tuyến giáp có thể tăng kích thước hơn khoảng 10 – 15% bình thường. Ngoài ra mẹ bầu mắc bệnh tuyến giáp có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, lưu thai, sinh non, thai nhi chậm phát triển trí não, dị tật bẩm sinh, mắc bệnh tim bẩm sinh,…
Bệnh ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp là tình trạng tế bào ác tính (ung thư) phát triển từ tế bào của tuyến giáp. Hiện nay, tỉ lệ mắc ung thư tuyến giáp đang gia tăng, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần nam giới.
Bệnh có tính gia đình, do đó những người có tiền sử gia đình mắc bệnh về tuyến giáp có nguy cơ mắc cao hơn. Ngoài ra, tình trạng béo phì hoặc từng tiếp xúc với phóng xạ cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp.
Bướu lành tuyến giáp
Bướu lành tuyến giáp là bệnh tuyến giáp ở nữ thường gặp nhất. Đây là một dạng bệnh lành tính, thường diễn biến âm thầm và không có các triệu chứng rõ ràng nên rất khó phát hiện. Khi bướu phát triển to, chèn ép các cơ quan xung quanh, người bệnh sẽ có cảm giác khó thở, nuốt khó, ho nhiều,…
Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ nguy hiểm không?
Tuyến giáp có vai trò quan trọng với sức khỏe. Hormone mà cơ quan này tạo ra tham gia vào hầu hết quả trình chuyển hóa trong cơ thể. Vì thế, bệnh tuyến giáp gây rối loạn chức năng sản xuất hormone sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: Tổn thương thần kinh ngoại biên, loãng xương, giảm tầm nhìn và thị lực, bệnh lý tim mạch, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần,...
Bệnh lý tuyến giáp thường tiến triển âm thầm, triệu chứng khó phân biệt nên không ít bệnh nhân phát hiện bệnh muộn. Lúc này, không chỉ điều trị gặp khó khăn mà biến chứng cũng vô cùng phức tạp. Đặc biệt, ung thư tuyến giáp khi phát hiện muộn, tế bào ung thư di căn thì tỉ lệ tử vong rất cao.
Bệnh lý tuyến giáp xảy ra ở phụ nữ mang thai gây nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và bé, đặc biệt trong những tháng đầu thai nhi nhận hormone tuyến giáp hoàn toàn từ mẹ. Sự thiếu hụt hoặc rối loạn hormone tuyến giáp sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển các cơ quan trong cơ thể của thai nhi. Do đó, mẹ bầu mắc bệnh tuyến giáp có thể sinh con dị tật, chậm phát triển và có khả năng lưu thai cao.
Phụ nữ, đặc biệt là trong độ tuổi sinh sản và tuổi mãn kinh, có nguy cơ cao mắc các bệnh lý tuyến giáp. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ và xét nghiệm tuyến giáp khi có dấu hiệu bất thường là rất quan trọng để phòng ngừa và điều trị kịp thời. Hi vọng bài viết "Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ có nguy hiểm không?" đã cung cấp những thông tin hữu ích để mọi người tham khảo.
❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!
4 bình luận
Mới nhất
cũng rất nguy hiểm
Mắc bệnh tuyến giáp có thể làm giảm khả năng mang thai đó. Nhưng nếu điều trị dứt điểm thì vẫn có thể thụ thai được.
cảm ơn kiến thức đã chia sẻ
Bệnh này gây ra nhiều nghiêm trọng cho sk