Con gái tới tháng bị đau bụng có sao không? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.
H
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Chị Thanh, 37 tuổi, đau dưới hàm và miệng, sờ có nhiều hạt cứng như đá, bác sĩ chẩn đoán có sỏi trong nhiều ống tuyến nước bọt.
Ngày 5/6, PGS.TS.BS Lê Minh Kỳ, phụ trách chuyên môn Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết vùng góc hàm bên phải của chị Thanh có khối mật độ mềm, ranh giới rõ, ấn đau, vùng lỗ tuyến Wharton (ống tuyến dưới hàm) nề đỏ. Kết quả siêu âm cho thấy hệ thống ống tuyến nước bọt dưới hàm phải giãn do nhiều sỏi trong ống tuyến Wharton, kích thước lớn nhất gần 0,6 cm.
Sỏi tuyến nước bọt là hiện tượng lắng đọng và tích tụ các thành phần vô cơ và hữu cơ trong tuyến nước bọt, gây tắc nghẽn hoặc viêm. Bệnh gây đau, nhất là khi ăn uống, sưng vùng có sỏi, có thể ảnh hưởng thẩm mỹ. Một số trường hợp nặng có thể gây áp xe tuyến nước bọt, làm tổn thương dây thần kinh và chi phối hoạt động của các cơ mặt, liệt mặt.
Sỏi có thể trôi ra tự nhiên hoặc lượng nước bọt tiết ra nhiều hơn trong ống tuyến đẩy dị vật ra ngoài. Một số sỏi ở ngay lỗ ống dẫn, bên dưới lưỡi dễ dàng nặn hạt sỏi bằng tay. Trường hợp chị Thanh, sỏi trong ống tuyến Wharton nằm bên dưới hàm, không thể tự nặn và số lượng nhiều, kích thước lớn gây tắc nghẽn, sưng đau kéo dài, phải phẫu thuật.
Bác sĩ mổ nội soi cho bệnh nhân qua đường miệng, lấy ra 12 viên sỏi cứng màu vàng, nhiều kích thước, viên lớn nhất khoảng 0,6 cm. Sau đó, bác sĩ làm sạch, khâu phục hồi ống tuyến. Chị Thanh hồi phục tốt, xuất viện một ngày sau mổ.
Sỏi tuyến nước bọt, vôi hóa là bệnh lành tính, có thể gặp ở bất kỳ ai, nguyên nhân chưa rõ. Bác sĩ Kỳ cho biết tình trạng này xảy ra phổ biến hơn ở người mắc chứng suy nhược, mất nước, giảm lượng thức ăn hoặc dùng thuốc kháng cholinergic. Sỏi trong tuyến ứ đọng lâu ngày làm viêm xơ toàn bộ tuyến dưới hàm, phải cắt bỏ tuyến dưới hàm qua đường bên ngoài cổ.
Tùy mức độ bệnh, bác sĩ điều trị phù hợp. Người bệnh có thể ngậm chanh hoặc kẹo chua để kích thích tăng lượng nước bọt trong ống tuyến, đẩy dị vật ra ngoài. Bác sĩ kê thuốc giảm đau kết hợp kháng sinh để tránh viêm nhiễm tuyến liên quan. Nếu các phương pháp trên không hiệu quả, đau tăng dần, ảnh hưởng tới chất lượng sống của người bệnh, bác sĩ chỉ định phẫu thuật lấy sỏi.
Bác sĩ Minh Kỳ khuyến cáo giữ vệ sinh miệng sạch sẽ, uống đủ nước mỗi ngày để duy trì quá trình dẫn lưu nước bọt tốt, giảm nhiễm khuẩn và hạn chế phát sinh các yếu tố bất lợi tạo sỏi. Khám sức khỏe định kỳ hai lần mỗi năm cũng giúp phòng ngừa bệnh tật nói chung và phát hiện sỏi tuyến nước bọt sớm.
8 bình luận
Mới nhất
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
giờ nhiều bệnh lạ thật, có cả sỏi tuyến nước bọt luôn
mình hay bị đau họng và có đợt đau nặng ho còn ra cục tròn tròn hôi hôi, k biết đó có phải sỏi k nhỉ
cảm ơn banh đã chia sẻ thông tin của bạn rất hay
có cả sỏi nước bọt luôn sao, nghe lạ quá
đó giờ chỉ nghĩ có sởi thận, sỏi bàng quang, túi mật đồ thôi
nhiều case bệnh lạ quá